2.1.2.1. Các quy định về người tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm dân sự thẩm dân sự
Theo quy định tại các Điều 53, 264 BLTTDS, thành phần những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm gồm Thẩm phán, Kiểm sát viên (trong trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa) và Thư ký Tòa án.
So với HĐXX sơ thẩm, Điều 53 BLTTDS quy định HĐXX phúc thẩm khơng có Hội thẩm nhân dân tham gia. Đây là điểm khác biệt lớn nhất về thành phần những người tiến hành tố tụng của phiên tòa phúc thẩm so với phiên tịa sơ thẩm. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của phiên tịa phúc thẩm là việc Tịa án cấp trên trực tiếp xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị nên pháp luật các nước đều quy định thành phần HĐXX phúc thẩm chỉ có các Thẩm phán tham gia.
Một điểm mới của BLTTDS so với các quy định của các văn bản pháp luật trước đây là có quy định về Thẩm phán dự khuyết. Trong quá trình xét xử, nếu có thành viên nào của HĐXX vì lý do bất khả kháng không thể tiếp tục tham gia phiên tịa được nữa nhưng có Thẩm phán dự khuyết và họ có mặt tại phiên tịa ngay từ đầu thì những người này được tham gia xét xử tiếp vụ án. Quy định việc thay thế thành viên trong trường hợp đặc biệt này nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng vụ án, tránh việc phải hỗn phiên tịa.
BLTTDS cũng quy định cụ thể những vụ án Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa phúc thẩm dân sự với tư cách giám sát pháp luật. Đó là những vụ án mà VKS đã tham gia phiên tòa sơ thẩm, những vụ án có khiếu nại của đương sự về việc thu thập chứng cứ của Tòa án hoặc những vụ án mà VKS có kháng nghị. Đối với những vụ án khác thì thành phần tiến hành tố tụng khơng có Kiểm sát viên tham gia phiên tịa.
34
Để đảm bảo sự vô tư, khách quan của các chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, BLTTDS quy định những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng. Những trường hợp phải thay đổi những người tiến hành tố tụng được quy định tại các điều 46, 47, 48, 49 và 50 BLTTDS. Theo đó, những người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
- Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Nếu là Thẩm phán, ngoài những trường hợp quy định chung như trên thì cịn phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau:
- Họ cùng trong một HĐXX và là người thân thích với nhau;
- Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (HĐTPTANDTC), Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm;
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký tòa án.
Nếu là Kiểm sát viên, ngoài những trường hợp quy định chung như trên thì cũng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.
35
Nếu là Thư ký Tịa án, ngồi những trường hợp phải thay đổi như quy định chung, họ còn phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án.
Theo Mục 2 Phần II Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS năm 2004.
2.2 Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự:
a. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;
b. Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;
c. Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của đương sự; d. Là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột [28].
Ngồi ra, trong Nghị quyết này còn hướng dẫn, ngoài những trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thơng gia, quan hệ cơng tác, quan hệ kinh tế…) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tịa án khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc… mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế…
36
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.
Các quy định này kế thừa các quy định của PLTTGQCVADS nhưng chặt chẽ hơn. Cụ thể, PLTTGQCVADS không quy định Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp đã từng tiến hành tố tụng với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch trong vụ án, đã có lần điều tra, hịa giải, xét xử vụ án. BLTTDS đã quy định ngay cả những trường hợp này họ cũng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nhằm đảm bảo tính khách quan cho việc giải quyết vụ án.