Trong hệ thống cơ quan tư pháp, Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, nên việc hoàn thiện các quy định của BLTTDS về phiên tòa phúc thẩm phải gắn với việc đổi mới và hồn thiện hệ thống Tịa án vì "Tịa án có vai trò trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm" [9, tr. 3]. Hiện nay, hệ thống Tòa án địa phương đang được tổ chức theo các đơn vị hành chính, lãnh thổ: ở cấp tỉnh có TAND cấp tỉnh; ở cấp huyện có TAND cấp huyện. Mơ hình tổ chức Tịa án theo đơn vị hành chính có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện đi lại, chi phí đi lại cho người dân và việc xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu nắm bắt các tập quán của người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy vậy, lại có sự bất cập, bất hợp lý trong giải quyết cơng việc của từng Tịa án địa phương. Thực tế cho thấy, các Tòa án ở các thành phố lớn, khu vực đông dân cư hàng năm phải giải quyết một số lượng án lớn, ln trong tình trạng q tải. Trong khi đó, một số Tịa án ở các địa phương khác lại có số lượng ít án phải giải quyết dẫn đến tình trạng nơi có nhiều án thì để án quá hạn luật định, nơi có ít án vẫn tồn tại một bộ máy cơ
86
quan Tịa án để duy trì hoạt động tố tụng, tạo ra sự bất hợp lý. Bên cạnh đó, mơ hình này cịn ảnh hưởng đến tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của việc xét xử do phải chịu sự chi phối của các cơ quan hành chính cùng cấp. Nghị quyết số 49/NQ-TƯ của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: "Tổ chức Tịa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tịa sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện…" [10, tr. 5]. Việc hoàn thiện BLTTDS về phiên tòa phúc thẩm phải trên cơ sở phù hợp với việc đổi mới, xây dựng, tổ chức lại cơ quan Tòa án theo hướng quy định về thẩm quyền xét xử, cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.