Theo Điều 274 BLTTDS Thủ tục tuyên án tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm quy định tại Điều 239 BLTTDS. Theo quy định này, khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được phép của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của HĐXX đọc bản án và sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án hoặc quyền kháng cáo. Trong trường hợp có đương sự khơng biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe tồn bộ bản án sang ngơn ngữ mà họ biết.
Để thực hiện quy định này được thống nhất, tại Mục 11, Phần III của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTANDTC đã hướng dẫn:
59
Khi tuyên án mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Nếu có người khơng đứng dậy thì Thư ký tịa án phải nhắc nhở họ, nếu người đó báo cáo vì lý do sức khỏe nên không thể đứng dậy được, thì Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ và sau đó mới tuyên án. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án; nếu bản án dài thì có thể thay nhau đọc bản án. Trong trường hợp bản án quá dài, thì Chủ tọa phiên tịa có thể chỉ yêu cầu mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi đọc phần mở đầu và phần quyết định của bản án. Sau khi đọc xong bản án, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử giải thích thêm về việc thi hành án và quyền kháng cáo của đương sự… [32].
Tuy pháp luật không quy định cụ thể trường hợp xét xử kín việc tuyên án được thực hiện như thế nào. Tuy vậy, trong thực tiễn trường hợp xử kín một phần hay tồn bộ vụ án thì tùy từng trường hợp có thể đọc tồn bộ bản án hoặc chỉ đọc tóm tắt nội dung sự việc và nhận định của Tòa án nhưng phần quyết định của bản án phải được đọc toàn văn và công khai.
Đối với trường hợp vắng mặt đương sự, trong BLTTDS khơng có điều luật nào quy định tuyên án vắng mặt đương sự. Tuy nhiên, nếu ở phần thủ tục hỏi và phần tranh luận các đương sự có mặt nhưng khi tuyên án vắng mặt, thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy Tòa án vẫn tiến hành tuyên án bình thường.
Ngồi ra, theo quy định tại Điều 279 BLTTDS thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên. Vì vậy, tuy khơng có quy định cụ thể nhưng sau khi đọc xong bản án, Chủ tọa phiên tòa hoặc thành viên khác của HĐXX phúc thẩm chỉ giải thích về việc thi hành án và quyền khiếu nại của đương sự đối với bản án mà khơng giải thích quyền kháng cáo của họ đối với bản án vì họ khơng có quyền kháng cáo.
80
Ví dụ: vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Huỳnh Phẩm với bị đơn là bà Phạm Thị Sâm, bà Nguyễn Thị Hai và bà Đặng Châu Thành của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Trong hồ sơ có tài liệu thể hiện bà Lê Thị Thu Hồng là thành viên HĐXX phúc thẩm, nhưng người ký biên bản nghị án, bản án phúc thẩm là thẩm phán Nguyễn Thị Ngọc Hầu.
Thứ sáu, xác định sai thẩm quyền, đình chỉ giải quyết vụ án khơng đúng.
Ví dụ: vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là ông Hứa Văn Đỡ với bị đơn là vợ chồng ơng Hứa Đức Tâm của Tịa án nhân dân huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Các đương sự tranh chấp di sản thừa kế là nhà đất và cây lưu niên. Căn cứ Điều 136 Luật Đất đai năm 2003, thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền Tòa án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã đình chỉ và chuyển cho Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm giải quyết theo thẩm quyền là sai. Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm đã chuyển trả hồ sơ cho Tòa án, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã đình chỉ vụ án với lý do vụ án đã được giải quyết bằng một quyết định đã có hiệu lực pháp luật là khơng đúng, bởi lẽ quyết định đình chỉ của cấp sơ thẩm và phúc thẩm lần 1, mới chỉ xét xét về tố tụng (thẩm quyền), chưa giải quyết quan hệ pháp luật tranh chấp. Do đó phải tiếp tục thụ lý, giải quyết nội dung tranh chấp của đương sự.
Ngồi ra cịn có một số tồn tại khác như việc hỗn phiên tịa khơng đúng, Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy bản án sơ thẩm khơng có căn cứ pháp luật hoặc thiếu tính thuyết phục, xác định sai thời hiệu khởi kiện, không nắm vững các quy định của pháp luật hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật nên việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án không đúng, đường lối giải quyết vụ án đúng pháp luật nhưng nhận định trong bản án chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ hoặc nhận định không phù hợp với quyết định, tuyên án khơng rõ ràng dẫn đến khó thi hành án (nhất là một số bản án liên quan đến đất đai, nhà ở)…
81