4.2. Một số giải pháp phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của Ngân
4.2.3. Về mặt con người
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Vietcombank cần phát triển mơ hình cơ cấu tổ chức ngân hàng theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, hướng đến khách hàng và sản
phẩm, dịch vụ. Cơ cấu tổ chức ấy hoạt động có nhịp nhàng phụ thuộc vào sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng theo đúng nhiệm vụ của mình. Thực hiện quản lý tập trung thơng qua điều hệ thống điều hành nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế, quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ của từng phịng ban, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cần phát huy vai trị của phịng khách hàng trong việc tiếp cận, thu hút khách hàng, không chỉ đơn thuần các khách hàng tín dụng mà tồn bộ khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Phòng khách hàng thật sự với chức năng bán hàng, tư vấn cho khách hàng. Nhằm phát huy hiệu quả của phân khúc thị trường khách hàng là doanh nghiệp FDI, cần thiết thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phục vụ doanh nghiệp FDI, thiết lập thêm các bộ phận quản lý rủi ro tại các khu vực thay vì chỉ hai bộ phận tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như hiện tại
Cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vững mạnh là vấn đề mấu chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Để phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cần thực hiện các công tác sau:
Đào tạo nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên sau trong từng nghiệp vụ cụ thể của các phòng ban, đặc biệt các bộ phận tham gia công tác cho vay.
Thực hiện trao đổi kinh nghiệm nội bộ Chi nhánh và đánh giá năng lực cán bộ định kỳ.
Quy định trách nhiệm rèn luyện tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ.
Chú trọng công tác đãi ngộ nhân sự, thực hiện động viên kịp thời thu hút nhân tài và duy trì nguồn nhân lực cho ngân hàng.