Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.3. Chăm sóc ni dưỡng và quản lý lợn nái trong giai đoạn mang thai
2.3.1. Sự mang thai
Trần Thanh Vân và cs. (2017) [20] cho biết, sau khi phối giống 21 ngày mà lợn nái khơng thấy có dấu hiệu động dục lại thì lợn nái đã đậu thai. Sau thời gian lưu lại ở ống dẫn trứng khoảng 3 ngày để tự dưỡng (nỗn hồng và dịch thể do ống dẫn trứng tiết) hợp tử bắt đầu di chuyển xuống tử cung, tìm vị trí thích hợp để làm tổ, hình thành bào thai. Sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ trong thời gian có chửa như sau: progesterone trong 10 ngày đầu có chửa tăng rất nhanh, cao nhất vào ngày chửa thứ 20 rồi giảm xuống ở 3 tuần đầu, sau đó duy trì ổn định trong thời gian có chửa để an thai, ức chế động dục, 1 -
2 ngày trước khi đẻ progesterone giảm đột ngột. Oestrogen trong suốt thời kỳ
có chửa duy trì ở mức độ thấp, cuối thời kỳ có chửa khoảng 2 tuần thì bắt đầu tăng dần, đến khi đẻ thì tăng cao nhất. Thời gian mang thai của lợn nái có thể kéo dài trong khoảng là 115 - 118 ngày.
Thời gian mang thai được tính từ khi phối giống lần cuối cùng, thời gian mang thai cũng phụ thuộc vào một số yếu tố và điều kiện khác nhau. Thời gian mang thai dài hay ngắn phụ thuộc vào loài, giống gia súc, tuổi gia súc, lứa sinh sản, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, số lượng bào thai,
Nguyễn Văn Trí (2008) [17] cho rằng: thời gian chửa của lợn nái bình quân là 114 ngày (113 – 116 ngày), được chia làm hai thời kì:
+ Thời kỳ chửa kỳ I: là thời gian lợn có chửa từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 84.
+ Thời kỳ chửa kỳ II: là thời gian lợn chửa từ ngày 85 đến ngày đẻ dự kiến.