Khung phân tích và cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 62)

Khung phân tích của luận án được xây dựng trên lý thuyết về khung sinh kế bền vững của DFID (1999) và phát triển du lịch Trong khung phân tích có thể thấy các tác động một chiều, tác động qua lại giữa các yếu tố

Phát triển du lịch - Tiềm năng phát triển du lịch - Cơ sở vật chất phục vụ du lịch - Kết quả hoạt động du lịch - Chính sách phát triển du lịch

- Sự tham gia của các hộ nông dân

Hoạt động sinh kế

Kết quả sinh kế

Các giải pháp:

- Giải pháp về chính sách

- Giải pháp về nguồn vốn sinh kế - Giải pháp đối với các nhóm hộ

Hình 3 2 Khung phân tích của luận án

Nguồn: Vận dụng khung sinh kế bền vững của DFID (1999) Phát triển du lịch đặt người dân trong bối cảnh (gây tổn thương) Trong

đó, những cú sốc, xu hướng, tính mùa vụ có thể là: xung đột lợi ích giữa các nhóm hộ trong cùng cộng đồng do cùng chung hàng hóa, dịch vụ kinh doanh; giá cả tăng khi có sự xuất hiện của khách du lịch; hạn chế sử dụng đất hoặc khai thác các tài nguyên lâm sản, thủy sản; sự di chuyển của lao động từ ngành nghề này sang ngành nghề khác, quỹ đất cho nông nghiệp hoặc nhà ở bị chuyển đổi sang phục vụ cho mục đích du lịch, xây dựng các khu nghỉ dưỡng; thất nghiệp, thất

thu trong các tháng ngoài mùa du lịch, v v… Tất cả những yếu tố này tác động đến vốn sinh kế, các chiến lược và kết quả sinh kế

Phát triển du lịch cũng kéo theo sự tham gia của các tổ chức tư nhân vào trong chuỗi cung ứng, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của tổ chức xã hội vào hoạt động hỗ trợ như: đào tạo, tập huấn, khuyến khích phụ nữ tham gia hoạt động du lịch,v v…

Từ những ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên, các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân

3 2 2 Cách tiếp cận của luận án

3 2 2 1 Tiếp cận khung sinh kế bền vững

Sinh kế của con người thường diễn ra trong bối cảnh bị tổn thương (như sốc về kinh tế, sức khỏe, thiên tai, sâu bệnh hại, xung đột; xu hướng biến đổi về dân số, tài ngun, cơng nghệ, động thái của chính phủ; tính mùa vụ như biến đổi về giá cả, sản xuất, cơ hội việc làm) Ngày nay, tiếp cận sinh kế bền vững trở nên phổ biến và trở thành phương pháp luận cho các nghiên cứu liên quan đến sinh kế Tiếp cận sinh kế bền vững là phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động/can thiệp phát triển dựa trên các cân nhắc/phân tích về các sinh sống của người nghèo, của các đối tượng dễ tổn thương và tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên quan Khung sinh kế bền vững được phát triển bởi Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con người và tác động qua lại giữa chúng

Theo các tiếp cận sinh kế bền vững, luận án đặt các hộ nông dân vào trung tâm của sự phát triển Sinh kế của các hộ nông dân liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế và các yếu tố bên ngồi Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên cần phải có cái nhìn tồn diện Sự xuất hiện và phát triển của du lịch đặt các hộ nông dân trong bối cảnh (gây bất lợi) như hạn chế sử dụng đất, hạn chế khai thác lâm sản, phá vỡ hoạt động

thường nhật của cộng đồng,… Phát triển du lịch không chỉ ảnh hưởng tới kết quả sinh kế mà còn làm thay đổi tài sản sinh kế, các chiến lược sinh kế của hộ nông dân và thay đổi trong cơ cấu, thể chế

3 2 2 2 Tiếp cận theo hệ sinh thái

Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý là một cách tiếp cận mới, thường được sử dụng trong quản lý cảnh quan đất liền và cảnh quan biển ở một bối cảnh rộng hơn Các hệ sinh thái không phải biệt lập, chúng đan chéo, gắn kết và tương tác với nhau Cách tiếp cận này địi hỏi chúng ta cơng nhận rằng bất kỳ hệ sinh thái cụ thể nào cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hệ sinh thái xung quanh Tiếp cận hệ sinh thái khuyến khích tầm nhìn rộng hơn, khai thác các mối liên kết (IUCN, 2008)

Với cách tiếp cận này, luận án nhìn nhận phát triển du lịch ảnh hưởng tới các nguồn vốn sinh kế khơng chỉ ở các khu du lịch mà cịn ảnh hưởng tới các vùng xung quanh khu du lịch Do đó, khi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân, đối tượng điều tra không chỉ dừng lại ở các hộ nông dân sinh sống trong khu du lịch mà còn bao gồm các hộ sinh sống ở các vùng liền kề

3 2 2 3 Tiếp cận kết hợp trên xuống và dưới lên

Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach -

CBA)/hay dưới lên (bottom-up) là một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên tắc ―Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng‖ (CARE, 2009) Theo Angelika Kruger (2009), cách tiếp cận bottom – up hướng tới: i) Tăng cường sức mạnh và hiệu quả của đời sống cộng đồng và xây dựng vốn xã hội; ii) Tăng cường điều kiện địa phương, đặc biệt với những người trong tình huống bất lợi và vượt qua những sự loại trừ xã hội; iii) Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc ra quyết định cơng khai và đạt được sự kiểm sốt dài hạn lớn hơn vượt qua những phong tục của họ Cách tiếp cận này tập trung vào miêu tả và hiểu về tình thế địa phương, đánh giá nhu cầu và nhận diện vấn đề, thiết lập mạng lưới và quan hệ cộng tác để các thành viên cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ cho các hành động tập thể trong khi hoạt động và hành động địa phương trở thành tự điều hành và tự quản lý Điểm quan trọng mấu chốt trong cách tiếp cận này là các thành viên của cộng đồng có cơ hội và hỗ trợ cho sự phát

triển và/hoặc tập huấn cá nhân Việc lập kế hoạch và ra quyết định rõ ràng và sự tham gia được mở rộng cho các thành viên trong cộng đồng, huy động tất cả các khu vực của cộng đồng Nó là một cách tiếp cận tích cực và đang trở thành một xu hướng do bao hàm các cam kết về công bằng và sự tham gia đầy đủ, – nhận diện tuổi, giới, xu hướng tình dục, tơn giáo, văn hóa, khuyết tật, nghèo đói, dân tộc… tất cả các thành viên của cộng đồng có cơ hội để đóng góp cho thiết kế và cung cấp chính sách và dịch vụ

Như vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân, với chủ thể là các hộ nông dân được đặt ở trung tâm thì khơng thể bỏ qua cách tiếp cận dựa vào cộng đồng Sử dụng đồng thời cách tiếp cận này kết hợp với tiếp cận ―trên xuống‖ (top – down) thơng qua việc nghiên cứu các chủ trương, đường lối chính sách của các cấp, các chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch hành động của các ngành, địa phương và gắn với tham vấn chính quyền các cấp thì các hoạt động đánh giá hiện trạng và phát triển sinh kế sẽ hệ thống và thống nhất

Luận án sử dụng cách tiếp cận dưới lên thông qua việc phối hợp với người dân xem xét các thực trạng của du lịch tại địa phương, thực trạng sinh kế hộ nông dân, ảnh hưởng của du lịch tới sinh kế của các hộ Đồng thời với việc lấy ý kiến của người dân, luận án cũng kết hợp cách tiếp cận trên xuống thông qua việc nghiên cứu chủ trương, chính sách cấp trung ương và tham vấn chính quyền địa phương, từ đó đề xuất được các giải pháp sinh kế bền vững, thích ứng với sự phát triển của du lịch đang diễn ra tại tỉnh Điện Biên

3 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3 3 1 Chọn điểm nghiên cứu

Hoạt động du lịch có tính chất liên vùng Tỉnh Điện Biên có các hình thức du lịch đa dạng: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Các điểm du lịch nằm rải rác trên tồn tỉnh, do đó điểm điều tra phải đại diện cho tồn tỉnh Luận án lựa chọn điều tra tại 03 địa bàn: thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Mường Nhé, trong đó:

Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm văn hố – kinh tế - chính trị của tỉnh, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (các di tích lịch sử chính gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sở chỉ huy Chiến dịch (nơi ở và làm việc của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp trong quá trình chỉ huy chiến dịch), Đồi A1, Hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri; các cơng trình văn hoá (Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Điện Biên Phủ); các tiềm năng tự nhiên (Rừng nguyên sinh Mường Phăng, Hồ Pá khoang, Hồ Huổi Phạ, cánh đồng Mường Thanh, các bản văn hố); có hệ thống giao thơng thuận lợi (cảng hàng khơng quốc tế Điện Biên Phủ); cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tương đối đồng bộ (nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng) Là điểm đến và nơi lưu chú chủ yếu của khách du lịch khi đến Điện Biên Mặc dù được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, tuy nhiên hoạt động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và du lịch Kinh tế hộ vẫn mang nặng tính chất của hộ nơng dân

Huyện Điện Biên: là huyện có đặc điểm tự nhiên là bao quanh thành phố Điện Biên Phủ Huyện có nhiều điểm du lịch kết nối với Trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ và tác động của du lịch đến hộ là rõ nét nhất

Huyện Mường Nhé: có vị trí địa lý xa nhất về cực Tây của Tổ quốc, là huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên và cũng là một trong những huyện khó khăn nhất của cả nước Huyện Mường Nhé có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phịng và an ninh, có 2 tuyến biên giới dài hơn 132 km (biên giới với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào dài 91,3 km và biên giới với nước Cơng hồ nhân dân Trung Hoa dài 40,8 km) Do điều kiện kinh tế kém phát triển, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, kết cấu hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, trình độ dân trí và đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn cịn nhiều khó khăn Mặc dù có tiềm năng về du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu, tuy nhiên hoạt động du lịch chưa phát triển do đó chưa tác động nhiều đến sinh kế của hộ nông dân trên địa bàn

3 3 2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

3 3 2 1 Thu thập số liệu thứ cấp

Để có được cái nhìn tổng hợp về các thơng tin kinh tế - xã hội, bên cạnh nguồn số liệu mới được điều tra trực tiếp từ các hộ dân, tác giả sẽ điều tra và sử dụng các nguồn số liệu, tài liệu thống kê đã được chính thức hóa và hợp lý hóa từ các cơ quan chức năng liên quan của các Bộ, của tỉnh, huyện, xã Các tài liệu khoa học từ sách, báo, tạp chí khoa học uy tín có nguồn gốc rõ ràng và chính thống

Bảng 3 2 Nguồn, phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

STT Thông tin thu thập Nguồn thông tin Phƣơng pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, thực tiễn Sách, báo, tạp chí, các cơng trình Tra cứu, tổng của thế giới và Việt Nam nghiên cứu có liên quan

về phát triển du lịch, sinh kế

hợp, phân loại và chọn lọc thông tin 2 Các số liệu về đặc điểm Sở Tài ngun mơi trường, Sở Tìm hiểu, tra

địa bàn nghiên cứu: vị trí Nơng nghiệp và PTNT, Sở Văn cứu, phân loại địa lý, địa hình, khí hậu hóa – Thể thao và Du lịch, Cục và chọn lọc thời tiết, chế độ thủy văn, thống kê tỉnh Điện Biên

tình hình sử dụng đất đai, Phịng Nơng nghiệp và PTNT, dân số, lao động, cơ sở hạ phịng Tài ngun mơi trường, Uỷ tầng và tình hình phát triển ban nhân dân huyện, Chi cục kinh tế - xã hội của tỉnh thống kê thành phố Điện Biên

thông tin

Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Nhé và các xã, phường nghiên cứu

3 3 2 2 Thu thập số liệu sơ cấp

a Phương pháp điều tra

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra - khảo sát và phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia:

- Phương pháp điều tra – khảo sát: Một bảng hỏi được thiết kế và triển khai điều tra tới 622 hộ nông dân tại 3 huyện, thành phố nghiên cứu Các thông tin thu thập từ bảng hỏi tập trung vào đặc điểm kinh tế - xã hội của chủ hộ, tình hình sinh kế của hộ, các ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ gia đình

- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA): Luận án đã sử dụng các công cụ khác nhau của PRA để làm việc với chính quyền địa phương và người dân nhằm thu thập thơng tin định tính và định lượng Qua đó, tác giả có những thông tin ban đầu về: i) Sự phát triển du lịch tại địa phương; ii) Các ảnh

hưởng của phát triển du lịch tới kinh tế - xã hội của địa phương; iii) Các ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ gia đình; iv) Năng lực ứng phó của cộng đồng trước những ảnh hưởng của phát triển du lịch và v) Những thay đổi về chính sách tại địa phương trước sự phát triển của du lịch Các công cụ sau đã được luận án sử dụng để triển khai nghiên cứu

+ Phỏng vấn sâu: Là cách thức trao đổi trực tiếp, có chủ đích về một chủ đề cụ thể giữa người phỏng vấn và người cung cấp thơng tin Trong nghiên cứu này, phịng vấn sâu nhằm thu thập và phân tích các thơng tin, vấn đề về tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch, khả năng ứng phó của cộng đồng trước những tác động tiêu cực Phỏng vấn sâu được thực hiện với lãnh đạo Tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm xúc tiến du lịch và các lãnh đạo địa phương, cán bộ phụ trách kinh tế - xã hội của xã, phường

+ Thảo luận nhóm: 05 cuộc thảo luận nhóm với người dân được thực hiện tại nhà văn hóa của 5 xã, phường Thảo luận nhóm được tiến hành trên các đối tượng là người dân, cán bộ có đặc điểm: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… khác nhau Nội dung thảo luận nhóm tập trung vào: i) Xác định các vùng chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch; ii) Các sinh kế của người dân trước và sau khi phát triển du lịch; iii) Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân

+ Quan sát trực tiếp: là quan sát sự vật, con người, các mối quan hệ… một cách có hệ thống nhằm thu được bức tranh tổng quan về tình hình địa phương, đồng thời kiểm tra lại các thơng tin và tài liệu đã tham khảo

b Chọn mẫu điều tra

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hộ dân ở tỉnh Điện Biên Dung lượng mẫu được xác định theo cơng thức:

Nhằm đảm bảo mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên có điều chỉnh Theo Yamane (1967) số mẫu sẽ được chọn theo số lượng mẫu đảm bảo ý nghĩa thống kê như sau

n= N/(1+N×e^2) Trong đó:

N là tổng th ể mẫ u

n là số mẫ u c ầ n thiết điều tra đả m b ảo tính đạ i di ệ n

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh điện biên (Trang 62)