Đặc điểm thiết kế nền, nhà và công trình xây trên đất đắp

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9362:2012 TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH (Trang 31 - 32)

11.1 Nền đất đắp phải thiết kế theo tính đặc thù của nó như:

Không đồng nhất về thành phần, tính nén co không đều, khả năng tự lèn chặt do trọng lượng bản thân của đất, đặc biệt trong trường hợp tác dụng chấn động do các thiết bị làm việc, do giao thông thành phố và giao thông công nghiệp, do sự thay đổi điều kiện địa chất thủy văn, việc làm ướt đất đắp, do sự phân giải các chất hữu cơ.

CHÚ THÍCH: Trong đất đắp bằng than xỉ và đất sét cần chú ý khả năng trương nở của nó khi bị ướt bằng nước và chất thải hóa học của sản xuất công nghiệp.

11.2 Tính nén co không đều của đất đắp được xét đến trong tính toán nền phải xác định theo kết quả thí nghiệm trong phòng và hiện trường tùy thuộc thành phần và cấu trúc của đất đắp, phương pháp đắp, loại vật liệu chiếm phần chính của đất đắp. Mô đun biến dạng của đất đắp phải xác định trên cơ sở thí nghiệm bằng bàn nén.

11.3 Nền đất đắp phải tính theo yêu cầu ở Điều 4. Trị biến dạng toàn phần xác định bằng tính toán phải được tính như tổng độ lún của nền do tải trọng trên móng gây ra, độ lún thêm do tự lèn chặt đất đắp theo các nguyên nhân nêu ở 11.1 và độ lún hoặc lún ướt của lớp đất tựa do tác dụng của trọng lượng đất đắp và tải trọng của móng.

11.4 Áp Iực tính toán trên nền đất đắp phải xác định theo yêu cầu ở 4.6.9, 4.6.10, 4.6.11, 4.6.12, 4.6.13, 4.6.14, 4.6.15, 4.6.16, 4.6.17 và 4.6.18 dựa trên kết quả thăm dò địa chất công trình và kể đến tính không đồng nhất về thành phần và tổ chức của đất, phương pháp đắp, loại vật liệu chính của đất đắp, độ chặt, độ ẩm và tuổi của đất đắp.

11.5 Áp lực tính toán trên nền trong trường hợp dùng đệm cát, dăm (sỏi) ... phải xác định xuất phát từ các đặc trưng cơ Iý của đất đạt được độ chặt cho trước trong thiết kế.

11.6 Kích thước ban đầu của móng nhà và công trình xây trên đất đắp phải quy định xuất phát từ áp lực tính toán quy ước Ro nêu ở Bảng D.4.

Trị quy ước Ro cũng cho phép dùng để quy định kích thước cuối cùng của móng nhà có tải trọng trên móng đơn đến 400 kN và trên móng băng đến 80 kN/m.

11.7 Nếu biến dạng toàn phần của nền xác định bằng tính toán thấy lớn hơn trị cho phép hoặc sức chịu tải của nền nhỏ hơn sức chịu tải cần có để đảm bảo việc sử dụng bình thường nhà và công trình thì trong thiết kế cần dự kiến các biện pháp theo các yêu cầu của 4.8.1, 4.8.2, 4.8.3, 4.8.4, 4.8.5, 4.8.6 và 4.8.7.

Những biện pháp cơ bản khi thiết kế nền đất đắp là: - Lèn chặt nền (xem 11.8);

- Làm các đệm bằng cát, dăm (sỏi) hoặc bằng đất (xem 11.9);

- Các biện pháp kết cấu để giảm độ nhạy của nhà và công trình đối với biến dạng lớn của nền (4.8.6);

- Dùng móng sâu (kể cả cọc) để xuyên qua đất đắp.

CHÚ THÍCH: Nếu phần lớn các biến dạng tính toán của nền xảy ra do đất đắp bị ướt thì phải dự kiến các biện pháp chống nước.

11.8 Lèn chặt nền đất đắp bằng cách:

- Đầm chặt bề mặt bằng đầm nặng đến chiều sâu 3 m khi đất được đầm chặt có độ ẩm G ≤ 0,7; - Đầm chặt bề mặt bằng các máy chấn động và máy lu có rung đến chiều sâu 1,5 m khi đất đắp là cát rời;

- Đầm chặt bằng cách rung có nước đến chiều sâu 6 m khi đất đắp là cát no nước.

11.9 Làm các đệm bằng cát, dăm (sỏi) hoặc bằng đất là nhằm đổi đất đắp có tính nén co lớn và không đều. Chiều dày của đệm, loại đất dùng, mức độ đầm chặt của đệm phải quy định theo kết quả tính nền ứng dụng với yêu cầu ở Điều 4 có kể đến các điều kiện xây dựng địa phương, có các loại đất tương ứng cũng như các thiết bị thi công đệm.

CHÚ THÍCH: Khi bên dưới lớp đất đắp có đất lún ướt loại II thì các đệm phải làm bằng đất sét trên toàn bộ diện tích xây dựng.

11.10 Thiết kế nền đất đắp có chứa tàn tích thực vật tính theo hàm lượng tương đối lớn hơn 0,1 (xem 3.19) phải chú ý đến các chỉ dẫn ở 7.1 đến 7.11: nên bóc đất đất này đi và thi công đệm hoặc dùng móng xuyên qua lớp đất có chứa tàn tích thực vật.

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9362:2012 TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w