B. Việt Nam và việc khai thác tài nguyên vị thế Biển Đông:
3.2.2 Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc:
Đối với Trung Quốc, Biển Đơng có vai trị rất quan trọng bởi những lý do sau: Một là: Xét về yếu tố địa chính trị, Biển Đơng giữ vai trị cực kì quan trọng để Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng là trở thành một cường quốc biển và cường quốc thế giới. Để được như vậy, thì Trung Quốc cần phải mở rộng khơng
gian sinh tồn. Mà nếu mở rộng lên phía Bắc, Trung Quốc phải chống chọi với vùng có khí hậu khắc nghiệt, đối mặt với nước Nga,là một nước siêu cường về quân sự; nếu phát triển về phía Tây và Tây Nam, là vùng rừng núi hiểm trở, không tiện lợi cho việc giao thương; sang phía Đơng là Đài Loan và Nhật Bản,là một trong những liên minh cực kì thân cận với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khơng lợi cho q trình lưu thơng thương mại đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở phía Nam là các quốc gia nhỏ, khơng có mối quan hệ thân thiết với các nước siêu cường trên thế giới nhưng được thiên nhiên ưu ái có một vùng biển “màu mỡ”, đầy tiềm năng, do vậy khôn ngoan nhất là phát triển xuống phía Nam, giành lấy quyền kiểm sốt vùng Biển Đơng, sẽ mở rộng được “không gian sinh tồn”, do vậy mà Trung Quốc đã chú trọng phát triển xây dựng một lực lượng Hải quân hùng mạnh. Hai là: Giành lấy quyền kiểm sốt Biển Đơng, Trung Quốc sẽ chiếm được nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dào, đa dạng và phong phú, nhất là dầu khí. Đối với Trung Quốc, dầu khí là một tài sản vơ cùng có giá trị nhằm đáp ứng “cơn khát” năng lượng của mình. Trải qua 4 thập niên mở cửa cải cách để phát triển kinh tế, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng trở lên cấp bách hơn bao giờ hết, cụ thể như: vào năm 2000, Trung Quốc có mức tiêu thụ năng lượng bằng một nửa mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ, nhưng đến năm 2009 thì điều này đã thay đổi, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ và nhập khẩu năng lượng nhiều nhất thế giới vượt qua cả Mỹ. Chính vì thế khiến Trung Quốc tích cực trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng ở khắp các châu lục trên thế giới, nhất là Trung Đông và Bắc Phi. Tuy nhiên, phần lớn các nguồn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc ở khu vực này đều phải đi qua Biển Đơng, nên chi phí vận chuyển lớn, vấn đề về an toàn hàng hải phức tạp... Trong khi đó, Biển Đơng đã được khảo sát và được đánh giá là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏ được hoạch định có thể lên đến hàng trăm tỉ thùng. Như vậy, nếu Trung Quốc kiểm sốt được Biển Đơng, thì họ sẽ làm chủ được nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đó, đáp ứng nhu cầu về năng lượng hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
Ba là: Giành lấy quyền kiểm sốt Biển Đơng, thì các tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng nhất thế giới sẽ bị Trung Quốc kiểm soát, những tuyến giao thơng biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đơng - châu Á, kiểm sốt được con đường vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nếu làm chủ được Biển Đơng, kiểm sốt được các tuyến đường giao thông huyết mạch trên Biển Đơng, khi đó Trung Quốc khơng chỉ có thể bảo đảm an tồn cho các đồn vận chuyển dầu của mình từ Bắc Phi và Trung Đơng
về, mà cịn áp đặt được ý chí chính trị của mình đối với các nước trong và ngồi khu vực có các hoạt động vận chuyển, giao thương liên quan đến các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đông, khống chế được hai nước là đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc, làm thất bại chiến lược “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng đối với nhiều lĩnh vực đối với các nước ASEAN..
Bốn là: Kiểm soát được Biển Đông là một yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc thực hiện được tham vọng giấc mơ Đại Trung Hoa của mình. Ngược lại, nếu khơng làm chủ được Biển Đông, bị phong tỏa các tuyến giao thông huyết mạch qua Biển Đơng, thì nguồn cung năng lượng của Trung Quốc sẽ bị gián đoạn sẽ khiến cho nền kinh tế, xã hội của Trung Quốc bị tác động nghiêm trọng. Vì thế, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động nhằm mục đích kiểm sốt tồn bộ Biển Đơng bằng nhiều biện pháp. Cụ thể: trên biển Trung Quốc thi hành nhiều biện pháp cứng rắn nhằm thực hiện hóa tham vọng chủ quyền theo u sách “đường lưỡi bị” mà Trung Quốc đã tự đặt ra. Ở phương diện ngoại giao Trung Quốc ln kêu gọi các nước có liên quan giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hịa bình và tơn trọng trên cơ sở luật pháp quốc tế; thực thi DOC và các cam kết quốc tế. Ở phương diện thông tin và truyền thông quốc tế, Trung Quốc đã triển khai nhiều biện pháp quảng bá chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đơng ... Trung Quốc đã khơng ngừng hiện đại hóa qn đội, đặc biệt là Hải quân với học thuyết “phịng thủ tích cực từ ngồi khơi”. Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư các trang thiết bị, không ngừng huấn luyện, rèn luyện để lực lượng Hải quân có thể vươn ra biển lớn, để hiện thực hóa mong muốn “cường quốc biển” của mình. Vì vậy, vào năm 1995, Trung Quốc trang bị tàu khu trục thế hệ mới cho Hải quân. Năm 2010, thì vị thế lực lượng Hải quân của Trung Quốc đã ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác xung quanh Biển Đơng với đội qn lên tới 255 nghìn quân, hơn 60 tàu ngầm, hơn 55 tàu đổ bộ và hơn 70 tàu tuần tra có trang bị tên lửa, ra-dar hiện đại. Không những về chủng loại và số lượng mà chất lượng các phương tiện của Hải quân Trung Quốc cũng khơng ngừng tăng mạnh. Vì thế Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có lực lượng Hải quân hùng mạnh nhất thế giới hiện nay và bước đầu đã “vươn ra biển lớn”. Và trên hết lực lượng Hải quân của Trung Quốc còn được xây dựng chiến lược phát triển riêng để thực hiện mục tiêu giành quyền kiểm soát vùng biển đầy tiềm năng này. Tháng 4 năm 2014, Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển biển (thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc) công bố: “Báo cáo phát triển chiến lược biển Trung Quốc năm 2014”. Như vậy so với các năm trước thì “Báo cáo” này đã tăng thêm
phần: “Xây dựng cường quốc biển”. Có những ý mới, có những đột phá, trình bày khá chi tiết về mục tiêu chiến lược xây dựng cường quốc biển và cung cấp tư liệu chi tiết cho cơng chúng để tìm hiểu tình hình phát triển các chương mục của “Báo cáo” được sắp xếp chủ yếu dựa vào sự bố trí chiến lược xây dựng cường quốc biển nói trong Báo cáo chính trị tại Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, chiến lược biển phải bảo đảm ba yếu tố sau:
- Một là: Các lợi ích chung về biển của Trung Quốc. - Hai là: Các lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc.
- Ba là: Xây dựng một “xã hội hịa hợp” về biển mà trong đó cơng nhận sự cạnh tranh toàn cầu trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên biển đang tăng lên.
Các nhiệm vụ chủ yếu về biển của Trung Quốc trong tương lai gần bao gồm: việc bảo vệ nguồn lực về biển của Trung Quốc đối với “các vùng nước liên quan”, phát triển kinh tế biển, tăng cường việc sử dụng biển và quản lý các đảo, duy trì mơi trường biển, phát triển các ngành công nghiệp biển và khoa học về biển, nâng cao sự đóng góp của Trung Quốc vào hải dương học toàn cầu.
Từ sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11 năm 2012), Trung Quốc đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc biển và chính thức đưa vấn đề phát triển biển trở thành một chiến lược phát triển quốc gia. Nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm “Chiến lược hải dương xanh” với hàm ý: lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã được mở rộng ra biển và trở thành cường quốc biển là một trong những bước trên con đường đi tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc.