Đặc điểm hoạt động tài chính của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 52)

2.1 Khái quát về Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

2.1.4 Đặc điểm hoạt động tài chính của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

quản lý chung. Phân cấp thể hiện sự phân định quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm.

Ở đây, có thể hiểu phân cấp là một loại hình tổ chức hoạt động, trong đó các đơn vị có thứ bậc khác nhau trong DN được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để phát huy tính tự chủ, năng động và sáng tạo của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao đạt kết quả cao nhất. Việc phân cấp được tiến hành tại DN có quy mơ lớn, địa bàn hoạt động rộng, nhiều chi nhánh. Nội dung của phân cấp quản lý tài chính bao gồm:

- Giao vốn, quản lý, sử dụng vốn và tài sản;

Các đơn vị thành viên được Tổng Giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh. Đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao.

Đối với đơn vị hạch toán độc lập, ngoài số vốn được TCT giao, đơn vị được huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng khơng làm thay đổi hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật. Hạn mức lần vay không quá mức dự án đầu tư được quyết định theo phân cấp của Hội đồng quản trị. Đơn vị tự chịu trách nhiệm về hiệu quả việc huy động vốn. Trường hợp vay vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, mua thiết bị, máy móc vượt quá mức đầu tư được phân cấp, đơn vị phải lập phương án báo cáo Tổng Giám đốc để trình Hội đồng thành viên (HĐTV) phê duyệt trước khi thực hiện. Đơn vị cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước và phân cấp quyết định đầu tư của TCT.

Đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc, TCT thực hiện hạch tốn tập trung vốn, doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận, nộp thuế thu nhập DN, trích lập các quỹ của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. Đơn vị hạch toán phụ thuộc được sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, trường hợp sử dụng vốn và quỹ khác mục đích thì phải theo ngun tắc hồn trả. Việc sử dụng vốn quỹ để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước và TCT về đầu tư và xây dựng.

Quan hệ giữa TCT với các đơn vị hạch tốn phụ thuộc về lĩnh vực tài chính trong nội dung này còn thể hiện ở quyền thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản do đơn vị quản lý; trong vấn đề thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước và TCT. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định đơn vị nộp về TCT.

sản để hoạt động, có trách nhiệm quản lý sử dụng tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước và TCT. Đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu kế hoạch của TCT giao trên cơ sở định mức chi sự nghiệp được duyệt. Đơn vị hạch toán theo nguyên tắc lấy thu bù chi đối với hoạt động kinh doanh khác ngoài nhiệm vụ được TCT giao.

- Quản lý doanh thu, chi phí SXKD;

Đối với các đơn vị hạch tốn độc lập, việc xác định doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh thực hiện ngay tại đơn vị theo quy định của Nhà nước và của TCT. Cuối kỳ kế toán, các đơn vị này tiến hành báo cáo kết quả hoạt động SXKD của mình về TCT.

Đối với các đơn vị hạch tốn phụ thuộc, doanh thu, chi phí được hạch tốn tập trung tại TCT. Việc hạch tốn doanh thu, chi phí tại các đơn vị hạch tốn phụ thuộc, chỉ mang tính chất nội bộ phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả SXKD của từng đơn vị

Chi phí của TCT gồm chi phí của các đơn vị thành viên, chi phí tập trung phát sinh tại TCT. Chi phí quản lý và điều hành của TCT do Văn phòng TCT thực hiện, được quản lý như một đơn vị thành viên hạch tốn phụ thuộc.

TCT hạch tốn tập trung chi phí của các đơn vị hạch tốn phụ thuộc và chi phí tập trung phát sinh tại TCT.

- Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ

Lợi nhuận của TCT gồm lợi nhuận của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, lợi nhuận hạch toán tập trung. Lợi nhuận hạch toán tập trung gồm:

+ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa tổng doanh thu hoạt

động kinh doanh của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc , doanh thu kinh doanh phát sinh tại TCT với tổng chi phí hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên hạch tốn phụ thuộc, chi phí kinh doanh tập trung phát sinh tại TCT.

+ Lợi nhuận hoạt động khác: là số chênh lệch giữa tổng doanh thu hoạt động

khác của các đơn vị hạch toán phụ thuộc, doanh thu hoạt động khác phát sinh tại TCT với tổng chi phí hoạt động khác của các đơn vị hạch tốn phụ thuộc, chi phí hoạt động khác phát sinh của TCT.

bổ các quỹ khen thưởng, phúc lợi để sử dụng vào các mục đích theo qui định.

- Cơng tác kế tốn, kiểm tra, kiểm tốn tài chính.

TCT và các đơn vị thành viên có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ kế toán DN. Các đơn vị thành viên chịu sự kiểm tra, giám sát về hoạt động tài chính, quản lý vốn và tài sản của cơ quan tài chính và TCT.

Các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh là các đơn vị sản xuất, khơng hạch tốn doanh thu, chi phí, khơng quản lý vốn. Việc quản lý vốn, tài sản, hạch tốn doanh thu chi phí, xác định kết quả và lập hệ thống báo báo tài chính theo qui định được thực hiện tập trung tại Bưu điện tỉnh. Các đơn vị được Bưu điện tỉnh giao quyền quản lý và sử dụng tài sản về mặt hiện vật, để thực hiện các nhiệm vụ SXKD

2.1.4.2 Đánh giá cơng tác quản lý tài chính trong từng bộ phận

Tại các đơn vị trực thuộc

Các đơn vị được giao vốn và tài sản để thực hiện nhiệm vụ SXKD. Cơng tác quản lý tài chính tài chính tại đơn vị tập trung chủ yếu tại các khâu:

Lập kế hoạch doanh thu, chi phí phát sinh tại đơn vị, kế hoạch tiền lương cho người lao động

Xây dựng các biện pháp thực hiện kế hoạch đã được Bưu điện tỉnh phê duyệt. Chủ yếu là chỉ tiêu doanh thu và chi phí phát sinh tại đơn vị

Theo phân cấp, các đơn vị trực thuộc bưu điện tỉnh không hạch tốn chi phí khấu hao TSCĐ. Do đó, việc quản lý chi phí này tại các đơn vị được cụ thể hóa bằng việc quản lý sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Các Bưu điện khu vực còn phải quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các loại tài sản khác như vật tư hàng hóa, tiền mặt, các khoản cơng nợ ... xây dựng định mức lưu kho, lưu quỹ phù hợp, tăng tốc độ ln chuyển vật tư hàng hóa, tránh tình trạng ứ đọng dẫn đến hư hỏng, tổn thất do kém mất phẩm chất, mất giá, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn

Thực hiện tốt các định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành, xây dựng các định mức áp dụng riêng cho từng đơn vị kết hợp với các chế tài điều chỉnh việc thực hiện các định mức đã xây dựng

Bưu điện tỉnh lập kế hoạch tài chính tổng thể của tồn Bưu điện tỉnh. Sau khi được TCT phê duyệt, kế hoạch tổng thể của Bưu điện tỉnh được phân chia nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch mang tính định hướng chung cho các đơn vị trong Bưu điện tỉnh

Bưu điện thực hiện xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật triển khai các đơn vị thực hiện. Xây dựng cơ chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân người lao động. Căn cứ nhiệm vụ SXKD của từng đơn vị Bưu điện tỉnh thực hiện phân bổ, điều tiết vốn lưu động phù hợp với nhiệm vụ SXKD của từng đơn vị. Đồng thời tiến hành điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị đảm hiệu quả sử dụng cao nhất.

Bưu điện tỉnh còn xây dựng kế hoạch đầu tư, kế hoạch sửa chữa TSCĐ

Thực hiện công tác kiểm tra tài chính đối với các đơn vị định kỳ theo kế hoạch xây dựng từ đầu năm, hoặc tiến hành kiểm tra đột xuất khi có những dấu hiệu chấp hành khơng tốt kỷ luật tài chính.

2.1.4.3 Cơ chế xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Cơ chế xác định doanh thu:

Bưu điện tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPost. Việc xác định doanh thu chỉ mang tính chất nội bộ để xác định hiệu quả nội bộ của từng đơn vị.

Đối với những dịch vụ do nhiều Bưu điện tỉnh/thành phố cùng tham gia thực hiện cung ứng cho khách hàng, các đơn vị thực hiện phân chia doanh thu theo tỷ lệ được VNPost quy định. Các dịch vụ phân chia doanh thu bao gồm: Dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, điện hoa quà tặng, thu hộ; chi hộ, đại lý bảo hiểm Prevoir, đại lý vé máy bay, phát hành báo chí, bưu kiện liên tỉnh và quốc tế. Doanh thu phân chia được xác định bằng tổng doanh thu được nhận về, trừ (-) tổng doanh thu phải chia đi của các dịch vụ nêu trên.

Các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí cơng ích bao gồm : dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế (có khối lượng đơn chiếc đến 2 kg), dịch vụ bưu chính được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phịng, an ninh; dịch vụ bưu chính mang tính khẩn cấp nhằm phục vụ cơng tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; dịch vụ bưu chính bắt buộc khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ; dịch vụ phát hành các loại báo: báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định là dịch vụ cơng ích được

Nhà nước đảm bảo phát hành qua mạng bưu chính cơng cộng theo quy định tại Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà nước đặt hàng VNPost cung ứng các dịch vụ cơng ích nêu trên (sau đây gọi chung các dịch vụ này là dịch vụ bưu chính cơng ích) và trợ cấp hàng năm cho VNPost duy trì hoạt động của mạng bưu chính cơng cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính cơng ích kể từ khi VNPost hạch tốn độc lập với viễn thơng. Các khoản trợ cấp này được xác định là doanh thu cơng ích và được xác định tập trung tại TCT. Căn cứ, vào kết quả hoạt động SXKD tại Bưu điện tỉnh, TCT phân bổ khoản doanh thu trên cho Bưu điện tỉnh, đảm bảo cho hoạt động SXKD cân bằng được thu chi.

Doanh thu của Bưu điện tỉnh bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ các hoạt động khác. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là tồn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hố, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ (-) khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, cộng (+) doanh thu phân chia. Thu nhập từ các hoạt động khác bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường. Thu nhập hoạt động tài chính bao gồm: Thu từ lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay; tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp; thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại tệ; hồn nhập số dư khoản dự phịng; tiền cho thuê tài sản ... Thu nhập từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra khơng thường xun ngồi các khoản thu đã nêu

ởtrên như: Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng khơng trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ; thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó địi đã xố sổ nay thu hồi được; hồn nhập khoản dự phịng giảm giá hàng hố tồn kho, khoản dự phịng nợ phải thu khó địi đã trích vào chi phí của năm trước; hồn nhập số dư chi phí trích trước về bảo hành hàng hố ,sản phẩm, cơng trình và hạng mục cơng trình khi hết thời hạn bảo hành; chi phí trích trước về sửa chữa TSCĐ lớn hơn số thực chi; thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ; thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; thu về chiết khấu thanh tốn ...

Cơ chế xác định chi phí

Chi phí của Bưu điện tỉnh bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động khác.Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến q trình hoạt động kinh doanh như: chi phí ngun, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cố

định; tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương; các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn; chi phí dịch vụ mua ngồi; chi phí bằng tiền khác. Chi phí hoạt động khác bao gồm: chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. Chi phí hoạt động tài chính của Bưu điện tỉnh bao gồm: Chi phí cho thuê tài sản; phí ngân hàng; chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chi phí chiết khấu thanh tốn cho người mua hàng hoá dịch vụ khi thanh tốn tiền trước hạn. Chi phí bất thường gồm có: Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định (bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán); giá trị tài sản tổn thất thực tế sau khi đã giảm trừ tiền đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) và số đã được bù đắp bằng các quỹ dự phịng tài chính; chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó địi đã xố sổ kế tốn; chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; chi phí để thu tiền phạt; các khoản chi phí bất thường khác.

Chi phí xác định tại Bưu điện tỉnh cũng chỉ mang tính chất nội bộ, chưa đầy đủ. Bưu điện tỉnh mới chỉ xác định các khoản chi phí phát sinh tại Bưu điện tỉnh. Trong quá trình phối hợp với các Bưu điện tỉnh khác để cung ứng các dịch vụ, nhiều khoản chi phí phát sinh ngồi phạm vi địa bàn, ngồi phạm vi quản lý của Bưu điện tỉnh. Các khoản chi phí này chưa được phân chia cho các Bưu điện tỉnh. Mặc dù các đơn vị đã được phân chia doanh thu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 52)