Đánh giá chung về chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 60 24 30h (Trang 90)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, xây dựng được chính sách hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Trƣớc đây, Agribank quy định chấm điểm khách hàng theo công văn 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007 đang thực hiện khá đơn giản, chƣa bao quát đƣợc rủi ro của khách hàng vay vốn. Do vậy, ngày 12/10/2011, Agribank đã ký quyết định số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sau đó Tổng giám đốc đã có quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 ban hành Hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Thơng qua hệ thống xếp hạng này sẽ giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt q trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tƣ, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cho vay, định giá khoản vay. Trong thời gian tới, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp ngân hàng trong việc thực hiện phân loại nợ triệt để và phản ánh đƣợc mức độ rủi ro của khách hàng, đúng chất lƣợng tín dụng sẽ góp phần lành mạnh hóa tài chính, làm cơ sở trích lập dự phịng rủi ro và xử lý nợ xấu đạt đƣợc kết quả tốt hơn.

Thứ hai, chính sách cơ cấu cho vay có sự chuyển biến tích cực và đảm bảo các giới hạn an tồn trong hoạt động theo quy định của NHNH.

- Cơ cấu cho vay của Agribank chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành

phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp khác,… Điều này hồn tồn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế này năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.

- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì giảm tỷ trong cho vay trung dài hạn là một trong những yêu cầu của ngân hàng thế giới và điều này sẽ giúp Agribank hƣớng tới một ngân hàng hiện đại trong tƣơng lai.

- Việc thẩm định và xét duyệt cho vay nhìn chung các chi nhánh Agribank đã thận trọng hơn nhất là trong việc lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dịch chuyển dần cơ cấu cho vay có TSĐB, củng cố pháp lý của TSĐB, giảm dần dƣ nợ cho vay khơng có TSĐB.

Thứ ba, xây dựng quy trình cho vay.

Ngân hàng đã ban hành quy chế cho vay đối với các khách hàng trong hệ thống. Trong quy trình cho vay đã thể hiện đƣợc vai trị, nhiệm vụ của các Trƣởng, Phó Phịng, Ban ở các cấp trong hệ thống Agribank, đồng thời cũng đã quy định mức phán quyết cho vay đối với mỗi cấp chi nhánh, mỗi loại khách hàng.

Các khoản cấp tín dụng đƣợc thực hiện theo quy định, quy chế cho vay của Chính phủ, NHNN và Agribank, từ quy định cho vay ngoại tệ, hạn mức cho vay, lãi suất cho vay đến công tác trích lập dự phịng RRTD.

Hoạt động phê duyệt khoản vay đƣợc thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo quy trình đặt ra, từ khâu phân cấp thẩm quyền phê duyệt, đến khâu xử lý hồ sơ, phân tích thơng tin khách hàng, trình duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu nợ và xử lý khoản vay có vấn đề.

Thứ tư, vềgiới haṇ cấp tín dungg̣ , thiết lập giới hạn tín dụng cho khách hàng

là phƣơng thức hiệu quả để có thể quản lý rủi ro tổng thể đối với một khách hàng,

Ngân hàng đã thực hiện xem xét giới hạn cấp tín dụng định kỳ hàng năm đối với từng khách hàng tại cấp độ chi nhánh.

Thứ năm, xử lý và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro

Nhìn chung, Agribank đã xây dựng đƣợc hồ sơ và quy trình thủ tục xử lý rủi ro trong hệ thống tƣơng đối chặt chẽ. Agribank phân cấp xét duyệt xử lý rủi ro tại các chi nhánh và Trụ sở chính, chi nhánh đƣợc quyền thành lập hội đồng xử lý rủi ro trong hạn mức cho phép, nếu vƣợt hạn mức sẽ phải trình Hội đồng xử lý rủi ro Trụ sở chính xét duyệt. Trong 3 năm qua, số liệu xử lý rủi ro có xu hƣớng giảm (năm 2011 là 5.301 tỷ đồng, năm 2012 là 4.641 tỷ đồng, năm 2013 là 2.254 tỷ đồng). Ngồi ra Agribank cũng tích cực trong việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, số tiền thu hồi nợ đã xử lý rủi ro từ 2011 đến 2013 khá cao (năm 2011 là 3.300 tỷ đồng, năm 2012 là 4.012 tỷ đồng, năm 2013 là 3.417 tỷ đồng).

2.3.2. Những mặt hạn chế

Việc áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị RRTD của Agribank trong thời gian qua về cơ bản đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trƣởng ổn định và bền vững. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc Agribank cũng còn một số vấn đề tồn tại nếu không đƣợc khắc phục sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản trị RRTD trong lâu dài đó là:

Thứ nhất, về mơ hình quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng tuy đã có đổi mới nhưng cịn nhiều bất cập.

Quản trị rủi ro cần phải đƣợc thực hiện tại tất cả các cấp trong hệ thống dù Ngân hàng có thiết kế cơ cấu tổ chức hay áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro nào. Việc sử dụng một cách hiệu quả các ủy ban/hội đồng là một công cụ quan trọng đóng vai trị là cầu nối giữa các cấp khác nhau trong Ngân hàng. Theo thơng lệ, một mơ hình ba tầng bảo vệ giữ vai trò chủ chốt trong khung quản trị rủi ro. Tại Agribank cũng đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro để hỗ trợ cho Hội đồng thành viên thực hiện chức năng giám sát, quản trị hoạt động rủi ro trong hệ thống

này mới thành lập nên tổ chức nhân sự chƣa đầy đủ, cán bộ trong ủy ban chƣa có kinh nghiệm về quản trị rủi ro,… nên chƣa thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho Hội đồng thành viên trong quá trình giám sát và quản trị rủi ro hệ thống. Ủy ban QLRR chƣa tổ chức các cuộc họp định kỳ và hiện chƣa bao qt các rủi ro khác ngồi rủi ro tín dụng. Ngân hàng cũng có “Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu”, nhằm thực hiện rà soát các khoản nợ xấu đƣợc phân loại vào Nợ nhóm 3, 4 và 5, và “Hội đồng xử lý rủi ro”, đƣợc thành lập để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5, mà khơng có khả năng thu hồi, tuy nhiên các hội đồng này cũng chƣa họp định kỳ mà mới chỉ họp khi có yêu cầu.

Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALCO) trong hệ thống Agribank mới chỉ dừng lại ở việc có chủ trƣơng thành lập nên việc xác định, đo lƣờng rủi ro và cảnh báo kịp thời cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hiện chƣa có bộ phận nào chịu trách nhiệm.

Việc giám sát rủi ro của HĐTV và Ban Điều hành chƣa thực sự hiệu quả do chƣa có cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và cơ chế chia sẻ thông tin giữa bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phân kiểm sốt nội bộ với Trung tâm Phịng ngừa và Xử lý rủi ro và các bộ phận khác nhƣ: Ban Pháp chế, Ban Kế toán Ngân quỹ .v.v.

Tại tầng bảo vệ thứ ba, vai trị và trách nhiệm của bộ phận Kiểm tốn nội bộ chƣa đƣợc xác định rõ ràng và quy định bằng văn bản về việc thực hiện rà sốt độc lập tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro.

Tại tầng bảo vệ thứ hai, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro chƣa bao gồm các đơn vị chuyên biệt đối với Rủi ro Hoạt động, Rủi ro Thanh khoản, Rủi ro Thị trƣờng.

Tại một số chi nhánh còn thiếu sự phân tách trách nhiệm giữa chức năng quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh, ví dụ nhiều cán bộ phân tích tín dụng cũng đồng thời đảm nhiệm vai trò là cán bộ quan hệ khách hàng.

Tại tầng bảo vệ thứ nhất, Ngân hàng chƣa ban hành văn bản chính thức quy định vai trị và trách nhiệm liên quan tới quản trị rủi ro của các bộ phận kinh doanh thuộc tầng bảo vệ thứ nhất.

Thứ hai, chưa xây dựng được chính sách tín dụng mang tính dài hạn.

Agribank mới chỉ xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hàng năm nằm trong Kế hoạch kinh doanh đƣợc Hội đồng thành viên phê duyệt, tuy nhiên hiện nay chƣa có một đơn vị cụ thể nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh các định hƣớng lớn dài hạn trong chính sách tín dụng, cũng nhƣ chƣa có đủ các cơng cụ hay phƣơng pháp luận để phân tích, đánh giá tồn bộ hoạt động tín dụng cũng nhƣ sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực nói riêng, của nền kinh tế nói chung dẫn đến một số chỉ tiêu đƣa ra trong chính sách tín dụng cịn chƣa phù hợp. Ngân hàng cũng chƣa xây dựng cũng nhƣ văn bản hóa tuyên bố khẩu vị rủi ro làm cơ sở cho việc xây dựng các ngƣỡng chấp nhận rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chƣa đề cập hết các đối tƣợng, các trƣờng hợp đặc thù về khách hàng, khoản vay, mơi trƣờng luật pháp, mơi trƣờng kinh tế trong chính sách tín dụng.

Thứ ba, chất lượng tín dụng của Agribank ngày càng xấu thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng qua các năm.

Tổng dƣ nợ tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng dƣ nợ lớn hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đây cũng là một vấn đề bức thiết đặt ra đối với nhà quản lý vì điều này ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tình hình thanh khoản trong tồn hệ thống Agribank. Do vậy, Ban lãnh đạo Agribank cũng đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh huy động vốn, giảm tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ để có thể cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn ở mức hợp lý, tránh tình trạng tình hình thanh khoản giảm sút nhƣ thời điểm cuối năm 2009.

Bảng 2.15: Cơ cấu theo nhóm nợ và nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng STT 1 Tổng dƣ nợ 1.1 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) 1.2 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 1.3 Nhóm 3 1.4 Nhóm 4 1.5 Nhóm 5 2 Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5)

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán năm 2011, 2012 và Báo cáo tổng kết 2013) Nợ nhóm 2 vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 10% tổng dƣ nợ do vậy các chi nhánh cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ khoản nợ này. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm gần đây đang có xu hƣớng tăng cao: năm 2011 tăng 6.151 tỷ đồng (tăng 42,18% so với năm 2012) và đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank là 5,7% . Mặc dù Agribank vẫn thƣờng xuyên sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một lƣợng lớn nợ xấu ra ngoại bảng nhƣng trên thực tế, nếu phân tích lại thực trạng nợ xấu hiện nay thì có một số khoản có dấu hiệu rủi ro cao nhƣ dƣ nợ cho vay 02 Cơng ty cho th tài chính Agribank, dƣ nợ cho vay đối với Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin),.. nhƣng chƣa đƣợc đánh giá, phân loại cụ thể, nếu đƣợc phân loại cụ thể thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank cịn cao hơn nữa.

Đến thời điểm 31/12/2013, tồn hệ thống có 23/158 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5%, trong đó có 12 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 10%, tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh - là những khu vực có sự tăng trƣởng tín dụng nóng.

Việc phân loại nợ hiện nay của Agribank đƣợc thực hiện theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN và các quyết định sửa.

- Thứ tư, chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ mới đi vào vận hành từ cuối tháng 10/2011 nhưng hiện vẫn còn điểm chưa phù hợp với thực tiễn.

- Nguồn thơng tin đầu vào cịn nhiều hạn chế, phụ thuộc vào sự trung thực của khách hàng cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính và các tài liệu khác. Một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính, tình trạng một doanh nghiệp tồn tại song song nhiều hệ thống báo cáo là phổ biến. Các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng làm đẹp báo cáo tài chính khi cung cấp cho ngân hàng nên các báo cáo không phản ánh đúng thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bộ chỉ tiêu đánh giá hiện đƣợc áp dụng chung cho mọi đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chƣa phù hợp. Bởi vì giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ có sự khác biệt rất lớn về lịch sử hoạt động, quy mô vốn, tài sản, doanh thu, lao động… Do vậy một bộ chỉ tiêu chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh khơng chính xác thực trạng doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy bộ chỉ tiêu này chƣa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, chƣa đƣợc phản ánh đúng bản chất của các doanh nghiệp nhỏ.

- Ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại chƣa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà Agribank đang quan hệ tín dụng.

- Ngân hàng chƣa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tƣng trƣởng, khả năng sinh lời,… riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chƣa phản

ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

- Các khách hàng khơng đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhƣ các doanh nghiệp mới thành lập báo cáo tài chính chƣa đủ 2 năm đƣợc phân loại theo tuổi nợ gây bị động cho ngân hàng trong việc xác định mức độ rủi ro.

- Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý khách hàng vay, đồng thời thu thập thông tin và thực hiện chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Sau đó, kết quả chấm điểm đƣợc rà soát và phê duyệt bởi Trƣởng phịng Tín dụng. Việc phân cơng cơng việc nhƣ trên có thể dẫn đến tình trạng cán

bộ tín dụng chỉ thu thập các thơng tin có lợi và sử dụng các thông tin này để nâng cao xếp hạng của các khách hàng khi xem xét cấp tín dụng.

Đối với các khách hàng/nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng tại nhiều chi nhánh, Ngân hàng đã ban hành Công văn số 3070/NHNo-TDDN về việc đánh giá, đề xuất biện pháp quản lý đối với các khoản vay liên chi nhánh. Tuy nhiên, việc áp dụng các hƣớng dẫn tại Cơng văn này cịn nhiều hạn chế, đặc biệt trong cơ chế phối hợp giữa các chi nhánh khi cấp tín dụng1 cho cùng một khách hàng. Điều này dẫn đến tình trạng một khách hàng có thể đƣợc cấp các giới hạn tín dụng khác nhau tại mỗi chi nhánh phụ thuộc vào việc đánh giá của chi nhánh đó.

Thứ năm, hệ số đảm bảo an toàn vốn (hệ số CAR) trong 3 năm gần đây đều không đạt theo quy định của NHNN.

Theo quy định tại Thơng tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 thì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là 9% có hiệu lực từ 01/10/2010 (trƣớc đây là Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%). Tỷ lệ này là phần trăm Vốn chủ sở hữu trên Tổng Tài sản Có chịu rủi ro tín dụng. Tại Agribank, Ban Thống kê và Dự báo Kinh tế thực hiện tính tốn Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2012). Hiện nay, Ngân hàng không áp dụng tỷ lệ an toàn vốn CAR theo Basel II. Hệ số an toàn vốn tối thiểu của Agribank từ năm 2010 đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 60 24 30h (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w