.Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 51)

Để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau thơng qua việc tính tốn Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha phải có giá trị từ 0,6 đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau (Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (Corrected – total Correlation) thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan các biến quan sát này với các biến khác trong thang đo càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và loại khỏi thang đo.

2.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi các khái niệm (nhân tố) được kiểm định thang đo bằng Cronbach`s Alpha sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giúp tác giả thu gọn các biến quan sát thành các biến tiềm ẩn ít hơn, có ý nghĩa hơn trong việc giải thích mơ hình nghiên cứu. Một số tiêu chuẩn áp dụng khi phân tích EFA trong nghiên cứu như sau:

+ Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thơng qua giá trị thống kê Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Theo đó, trị số của KMO lớn hơn 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khơng thích hợp với dữ liệu đang có.

+ Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu (Hair, J.F., Black và cộng sự (1998)

+ Phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%

+ Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

+ Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components với phép xoay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất.

Phân tích hồi quy: là phương pháp dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương pháp hồi quy có dạng

Yi = B0 + B1 X1i + B2 X2i + B3 X3i +…+ BP XPi +ei Trong đó:

Xpi: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ tự thứ p tại quan sát thứ i. Bp: hệ số hồi quy riêng phần.

ei: là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai khơng đổi α2

Mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của các biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập theo (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc 2008)

Hệ số xác định R2 điều chỉnh: Hệ số xác định tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mơ hình hồi quy. Đó cũng là thơng số đo lường độ thích hợp của đường hồi quy theo quy tắc R2 càng gần 1 thì mơ hình xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Tuy nhiên, R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mơ hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mơ hình. Trong tình huống này R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để

phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình tuyến tính đa biến vì khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

Kiểm định F trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình tuyến tính tổng thể. Nếu giả thuyết H0 của kiểm định F bị bác bỏ thì có thể kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, tiến hành kiểm định sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê DurbinWatson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

2.5.4. Thiết kế thang đo

Để đo lường sự hài lịng của cán bộ quản lý tài chính và giáo viên đang cơng tác tại các trường THPTCL tỉnh Thái Bình về mức độ tự chủ tài chính tại các trường mà họ làm việc. Tác giả sử dụng thang đo của tất cả các biến quan sát của nhân tố trong thành phần mức độ TCTC được xây dựng dựa trên thang đo Likert cấp độ 5 tương ứng (theo mức độ đánh giá tăng dần): 1- Rất thấp; 2 - Thấp; 3 - Trung bình; 4 - Cao; 5 - Rất cao.

Các thang đo trong mơ hình nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các thang đo trong mơ hình nghiên cứu

Biến Ký hiệu TCBM1 TCBM2 Tổ chức bộ máy (TCBM) TCBM3 CCCS1 Cơ chế chính sách CCCS2

CCCS5 NLQL1 NLQL2 Năng lực quản lý NLQL3 ( NLQL) NLQL4 NLQL5 NLQL6 CSVC1 CSVC2 Cơ sở vật chất CSVC3 ( CSVC) CSVC4

TĐGV1 Trình độ cán bộ,

TĐGV2 giáo viên (TĐGV)

Mức độ tự chủ tài chính của các trƣờng THPT tỉnh

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƢỜNG THPTCL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2015-2017

3.1. Khái quát về sự phát triển giáo dục THPT tỉnh Thái Bình3.1.1. Mạng lƣới các trƣờng THPTCLtrên địa bàn tỉnh Thái bình. 3.1.1. Mạng lƣới các trƣờng THPTCLtrên địa bàn tỉnh Thái bình.

Tồn tỉnh Thái bình có 40 trường THPT trong đó có 29 trường cơng lập (01 trường Chuyên) chiếm 72,5%. Các trường THPT trải đều trên 8 huyện thị, thành phố. Tổng số học sinh 62.761 học sinh trong đó học sinh cơng lập: 48.059 học sinh chiếm 76,6%. Học sinh được tuyển vào lớp 10 công lập tăng từ 64,89% năm học 2005-2006 lên 72,03% năm học 2010-2011. Tổng diện tích khn viên trường là 63,7ha, đạt bình qn 1,6ha/trường; 10,2m2 /học sinh.

3.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân bổ mạng lƣới các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái bình.

3.1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý:

+ Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

+ Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách Thủ đơ Hà Nội 117 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Hải Phịng 60 km về phía Tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hải Phịng ở phía Đơng Bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và phía Nam. Phía Đơng là biển Đơng (vịnh Bắc Bộ).

- Điều kiện tự nhiên:

+ Là một tỉnh đồng bằng, có địa phương tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.

+ Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sơng, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của Tỉnh: Phía Bắc và Đơng Bắc có sơng Hóa dài 35,3 km. Phía Tây và Tây Bắc có sơng Luộc (phân lưu của sơng Hồng) dài 53 km, phía Tây và Nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ Tây sang Đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sơng lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km).

+ Tiềm năng khống sản:

Mở khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng thuộc KCN Tiền Hải. Đã thử vỉa thành công tại giếng khoan xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải ở độ sâu 2600m. Theo kết quả đánh giá ban đầu lưu lượng khí khai thác đạt 30.000 m3/ngày đêm kịp thời bổ sung cho nguồn khí phục vụ phát triển cơng nghiệp của Tỉnh.

Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít được trong và ngồi nước biết đến với các nhãn hiệu nước khống Vital, nước khống Tiền Hải.

Trong lịng đất Thái Bình cịn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sơng Hồng, được đánh giá có trữ lượng rất lớn, nhưng phân bổ ở độ sâu 600-1000m nên chưa đủ điều kiện khai thác.

+ Tiềm năng du lịch: Có cảnh quan thiên nhiên tương đối thuần khiết của miền đồng bằng ven biển. Khách du lịch có thể đi thăm các cồn đảo ven biển – nơi dừng chân của các loài chim quý, cảnh thiên nhiên hoang dã của rừng ngập mặn, cồn đảo hoặc đi thăm vùng quê – nơi có các lễ hội truyền thống và những cơng trình văn hóa được xếp hạng như chùa Keo nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ XI triều Lý, đền Tiên La, đền Đồng Bằng từ đời Lê Quý Đôn, đền thờ, lăng mộ nơi phát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà, nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hòa – Vũ Thư;…

và có gần 82 lễ hội đặc sắc của quê hương, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo “làng Khuốc”; trị múa rối nước “ làng Nguyễn” (Đơng Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư)…

+ Tài nguyên đất: Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng “bờ xôi ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình. Hệ thống cơng trình thủy lợi tưới tiêu thuận lợi, góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha trở lên. Tổng diện tích tự nhiên 153.596 ha. Hầu hết đất đai được cải tạo hàng năm có thể cấy trồng được 3 - 4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đông khoảng 40.000 ha.

+ Tài nguyên thủy, hải sản: Tiềm năng và nguồn lợi thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Thái Bình có 3 thủy vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

3.1.2.2. Cơ cấu chính sách và phân bổ dân số

Tỉnh Thái Bình gồm 07 huyện và 01 thành phố. Thành phố Thái Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, VH – XH của tỉnh.

Theo điều tra dân số và nhà ở đến ngày 01/04/2009, dân số của Thái Bình là 1.784.504 người. Trong đó dân số của Thành phố Thái Bình là 183.430 người, mật độ dân số là 4.212 người/km2; huyện Quỳnh Phụ là 232.509 người, mật độ dân số là 1.109 người/km2; Hưng Hà 247.222 người, mật độ dân số là 1.234 người/km2; Đông Hưng 233.844 người, mật độ dân số là 1.179 người/km2; Thái Thụy 247.657 người, mật độ dân số là 965 người/km2; Tiền Hải 208.444 người, mật độ dân số là 922 người/km2; Kiến Xương 212.420 người, mật độ dân số là 997 người/km2; Vũ Thư 218.978 người, mật độ dân số là 1.101 người/km2; Tỷ lệ dân số nông thôn chiếm 90,15%, dân số thành thị chiếm 9,85%; mật độ dân số bình qn tồn tỉnh là 1.154 người/km2.

3.1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội

Hệ thống đường giao thông của tỉnh được phân bổ khá hợp lý và từng bước được nâng cấp. Hệ thống điện quốc gia phủ kín 100% các xã với trên 98% số hộ dân được dùng điện. Hệ thống bưu chính viễn thơng với các tổng đài kỹ thuật số được trang bị ở tất cả các trung tâm huyện, thị xã và tiểu vùng kinh tế, 100% các xã có điện thoại, nhiều hộ dân ở các vùng nơng thơn đã có điện thoại; trên 90% các cơ sở giáo dục có điện thoại, có đường truyền internet.

- Kinh tế:

+ Nền kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 12,02%; năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 16,1 triệu đồng. Tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng từ 24% (năm 2005) lên 33% (năm 2010); giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 41,18% xuống 33%. Tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng từ 20,1% (năm 2005) lên 22% (năm 2010), dịch vụ từ 13,3% lên 15,7%; giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 66,6% xuống 62,3%.

+ Nông lâm, ngư nghiệp phát triển tồn diện, có bước chuyển biến tích cực sang sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất nơng, lâm ngư nghiệp tăng bình qn 5,1%/năm. Năng xuất lúa đạt 130 tạ/ha/năm, sản lượng thóc trên 1 triệu tấn/năm; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 9,6% /năm; năm 2010, chiếm 36,4% giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 11,3%/năm; năm 2010 chiếm 12,5% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Giá trị sản xuất cơng nghiệp, xây dựng tăng bình qn 24%/năm; trong đó cơng nghiệp tăng 25,2%/năm, xây dựng tăng 17%/năm.

+ Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%/năm; tổng mức bán lẻ tăng 22,2%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 34,6%/năm. Công tác quản lý đất đai, bảo vệ mơi trường được chú trọng, có đủ các cơ chế, giải pháp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển.

- Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có những tiến bộ, cụ thể: Tỷ lệ hộ đói nghèo; việc thực hiện các chính sách xã hội:

Hàng năm tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể (từ 11,7% năm 2000 xuống cịn 9% năm 2010). Đối tượng chính sách đã được các cấp, các ngành và nhân dân quan

tâm. Đã tổ chức nâng cấp khoảng 9000 nhà ở cho hộ nghèo và hộ chính sách; hồn thành xóa nhà ở dột nát cho hộ nghèo; mua và vào sổ 725.875 thẻ BHYT cho hộ nghèo. Miễn giảm học phí và các khoản thu đóng góp khác cho 61.250 lượt học sinh với kinh phí khoảng 32,7 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất. Hoạt động đào tạo, dạy nghề cho người lao động được mở rộng với sự tham gia của nhiều tổ chức, đa dạng loại hình, ngành nghề và trình độ đào tạo. Chương trình giải quyết việc làm đã tạo nhiều việc mới cho người lao động, số lao động được giải quyết việc làm mới tăng đều hàng năm; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm rõ rệt; tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm; lao động trong lĩnh vực phi nơng nghiệp tăng.

3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các trƣờng THPTCL trênđịa bàn tỉnh Thái Bình địa bàn tỉnh Thái Bình

3.2.1. Tình hình huy động, tạo lập các nguồn tài chính

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nay được thay thế bằng Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Nguồn tài chính của các trường THPTCL bao gồm hai nguồn: nguồn kinh phí Ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp.

* Kinh phí Ngân sách gồm:

- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng giáo dục –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w