Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 33 - 35)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 .Tổng quan các nghiên cứu

1.2. Cơ sở lý luận về sự nghiệp giáo dục THPT và cơ chế tự chủ tài chính

1.2.3. Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính

Việc ứng dụng cơ chế TCTC trong các trường THPTCL là một tất yếu do yêu cầu phát triển đặt ra. Tuy nhiên, nó sẽ có những tác động tới các nhà trường.

1.2.3.1. Những tác động tích cực

Nếu cơ chế TCTC được xây dựng theo hướng đề cao, tăng cường quyền tự chủ, những qui định trong nó phù hợp với quy luật vận động của các phạm trù kinh tế, tài chính, XH… thì có tác động tích cực tới sự phát triển của các nhà trường, bao gồm:

Một là, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các trường THPTCL, nó góp phần cải thiện, nâng cao được chất lượng đào tạo. Bởi vì, các trường muốn giữ vững và nâng cao uy tín, danh tiếng thì phải phải chú trọng tới các hoạt động của mình. Từ khâu tuyển sinh, có trình độ, có chất lượng phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo, khơng để xảy ra hiện tượng tuyển sinh ồ ạt, chỉ quan tâm tới số lượng.

Trong quá trình đào tạo, sẽ thúc đẩy nhà trường phải đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, học tập đảm bảo cập nhật được xu thế phát triển của thời đại để thu hút thêm học sinh đăng ký và dự học tại nhà trường. Muốn tạo ra nguồn thu, các trường phải tích cực chủ động đa dạng hóa, nâng cấp các chương trình và hình thức đào tạo như đào tạo chất lượng cao, đào tạo đại trà; học chính quy, học bán thời gian, học từ xa; học ngắn hạn, dài hạn… đáp ứng mọi nhu cầu học tập của XH. Mặt khác, cơ chế TCTC sẽ khuyến khích và bắt buộc các trường phải tích cực hơn trong

việc tìm kiếm các hợp đồng đào tạo, NCKH. Đặc biệt là tìm kiếm các cơ hội liên kết với các trường ĐH có uy tín trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần vào việc phát triển KT-XH của đất nước.

Hai là, thúc đẩy các trường THPTCL nâng cao hiệu quả hoạt động, khuyến khích các trường làm tốt hơn các nhiệm vụ, sứ mạng của mình, giảm được thời gian và những chi phí vơ ích. Trong khi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, từ việc nhỏ đến việc lớn (mua sắm thường xuyên đến sắp xếp tổ chức...) đều phải trải qua các bước thủ tục hành chính phức tạp. Các trường phải báo cáo, xin ý kiến cấp trên, gây tốn kém về thời gian, kinh phí thực hiện. Giao quyền TCTC sẽ giúp các trường năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nếu mọi việc đều do cấp trên quyết định thì gây ra tâm lý ỷ nại, thiếu trách nhiệm của người thực hiện, không quan tâm tới sự tiết kiệm, hiệu quả của nguồn lực đầu tư, bởi khi có vấn đề thì cơ quan cấp trên sẽ đứng ra giải quyết. Giao quyền TCTC và mọi hoạt động đều gắn với trách nhiệm thì các trường sẽ làm việc có hiệu quả, có năng suất hơn; như vậy sẽ làm giảm chi phí kiểm tra, kiểm sốt của quá trình thực hiện.

Ba là, thúc đẩy việc tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho CBVC. Điều này góp phần tạo động lực để CBVC nhà trường yên tâm tập trung vào công việc giảng dạy, NCKH, quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng nguồn thu từ các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ, tư vấn, … sẽ củng cố được lịng tin, uy tín của nhà trường, thu hút thêm học sinh, tạo cơ hội liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước.

1.2.3.2 Những tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực của cơ chế TCTC, cũng có thể xảy ra những tác động tiêu cực, bao gồm:

Một là, mục tiêu XH của CSGD có thể bị ảnh hưởng. Vì, nếu những qui định

trong cơ chế không đảm bảo sự minh bạch, chặt chẽ, để xảy ra việc quá đề cao quyền TCTC nhưng không làm rõ trách nhiệm, biện pháp quản lý đi kèm thì có thể

gây tổn hại nghiêm trọng đến sự thống nhất, sự cơng bằng và tiến bộ XH. Nó dễ tạo ra cơ chế khuyến khích các trường bỏ qua trách nhiệm XH (với người học, người sử dụng lao động và sự phát triển KT-XH của đất nước…), mà chỉ tập trung vào việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng cho những người có khả năng chi trả, làm cho người nghèo sẽ mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ CSGD . Đặc biệt trường hợp các trường áp dụng biện pháp tăng học phí để tăng nguồn thu. Để đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người dân thì Nhà nước và các tổ chức XH cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo thơng qua chính sách cho vay; hỗ trợ học bổng...

Hai là, có thể xảy ra sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các trường có cùng

ngành nghề, nội dung đào tạo. Nguyên nhân là do muốn thu hút người học, các trường thường đưa ra những ưu đãi khác nhau; trong đó, có biện pháp giảm học phí... Khi cắt giảm học phí sẽ làm cho các trường thiếu hụt nguồn thu, buộc phải cắt giảm thời gian, nội dung, chương trình đào tạo, cắt giảm dịch vụ đi kèm như dịch vụ thư viện; thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập… dẫn tới giảm chất lượng.

Ba là, các trường nhỏ, các trường mới thành lập sẽ gặp khó khăn. Bởi vì, các

trường này thường có cơ sở vật chất nhỏ, chưa có uy tín, khó tạo lịng tin với các đối tác và cũng gặp khó khăn trong việc thu hút người học.

Bốn là, có thể làm nảy sinh khuynh hướng các trường chạy theo lợi nhuận,

chạy theo nguồn thu dẫn tới vi phạm các quy định, quy chế trong các trường THPTCL. Vì nguồn thu, vì lợi nhuận, một số trường sẽ tăng cường mở rộng quy mô đào tạo tức là tăng số học sinh; tăng số giờ giảng dạy và các hình thức đào tạo nhưng lại buông lỏng quản lý. Chẳng hạn, nới lỏng tiêu chuẩn đầu vào với người học; dẫn tới chất lượng đầu vào của học sinh thấp; không phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo làm cho quá trình đào tạo của nhà trường sẽ khơng hiệu quả, gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w