CHƢƠNG 2 .PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài
Quy trình nghiên cứu của đề tài được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tác giả xây dựng
Nội dung cụ thể từng bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Tại bước này tác giả xác định vấn đề cần nghiên cứu, những mục tiêu của nghiên cứu. Cụ thể là sự hài lịng của cán bộ giáo viên đang cơng tác tại các trường
THPTCL tỉnh thái bình về mức độ tự chủ tài chính ở các trường THPTCL tỉnh Thái Bình.
Bước 2: Đây là phần tác giả tập hợp các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực tự chủ tài chính, các định nghĩa, quan điểm về tự chủ tài chính, nội dung, vai trò của TCTC trong phát triển giáo dục THPTCL; Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính; cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính THPTCL ở nước ngồi cũng như ở Việt Nam; Sự hài lòng của cán bộ, giáo viên về mức độ TCTC.
Các số liệu, tài liệu được thu thập thông qua việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý tài chính, đến cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009, Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2015 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục CSGD giai đoạn 2015 – 2017.
+ Các văn bản, báo cáo liên quan đến quản lý tài chính, dự tốn NSNN, báo cáo tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của THPTCL trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2015 – 2017.
+ Các đề tài luận văn, luận án liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính của các trường CSGD .
+ Các sách, tạp chí, các website có liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính của các trường CSGD .
Bước 3: Soạn thảo bảng câu hỏi và chỉnh sửa bảng câu hỏi. Một bảng thảo câu hỏi với các thang đo lường dựa trên các nghiên cứu trước đó đã được thiết lập. Sau đó, các bảng câu hỏi được chuyển giao cho một nhóm nhỏ từ 5 - 10. Cuối cùng, một cuộc điều tra chính được tiến hành với 220 mẫu khảo sát.
Căn cứ lý thuyết chủ yếu để phân tích thực trạng tự chủ tài chính ở các trường THPTCL tỉnh Thái Bình là nội dung về tự chủ tài chính được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ về Quy định về miễn ,giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015.
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Bước 4: Thu thập dữ liệu, sau khi hoàn thành bảng hỏi điều tra phục vụ cho việc điều tra bằng thực nghiệm. Các phiếu hỏi sẽ được phát đi tới các cán bộ quản lý tài chính và Giáo viên làm việc tại 20 trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thái Bình để họ trả lời các câu hỏi đặt ra. Dữ liệu thu về sẽ được nhập và làm sạch để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu. Ngồi ra, các dữ liệu thứ cấp được thu thập sẽ phục vụ để nghiên cứu thực trạng, tổng hợp, phân tích, so sánh cơ chế chính sách hiện hành với kết quả thực tiển để tìm ra ra nhưng rào cản, khó khăn, ưu điểm, nhược điểm giữa việc cơ chế chính sách và thực tế triển khai ở các trường THPTCL về tự chủ tài chính.
Bước 5: Phân tích dữ liệu, dữ liệu sau khi được nhập và làm sạch sẽ được phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.20.0 bằng các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến như đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích hồi quy, phân tích phương sai để tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra từ mục đích nghiên cứu.
Bước 6: Kết luận và đề xuất, đây là bước cuối cùng của nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu tác giả sẽ đưa ra các kết luận chính của nghiên cứu, đề xuất các giải pháp từ kết quả nghiên cứu, các hướng nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời với bước này tác giả sẽ xem xét hoàn thiện toàn bộ các phần của nghiên cứu và viết hoàn thiện luận văn.