6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối vớ
đối với hàng giả, hàng kém chất lượng cấp tỉnh
1.3.1. Nhân tố khách quan
a. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng
Đây là yếu tố quyết định, ảnh hưởng mang tính bao trùm tới mọi hoạt động đấu tranh phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng; tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới tình hình và kết quả đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng của lực lượng chức năng. Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng đối với hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc ban hành các
15
văn bản pháp luật đối với hàng giả, hàng kém chất lượng và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước thực thi. Hiện nay, mặc dù hệ thống các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt,...) để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước về hàng giả, hàng kém chất lượng tương đối hoàn chỉnh nhưng chưa bao quát được các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý đối với hàng giả, hàng kém chất lượng trong thực tế. Văn bản pháp luật hướng dẫn việc xác định, xử lý
viphạm về hàng giả, hàng kém chất lượng còn chồng chéo gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện; chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe; chưa có cơ chế, chính sách đặc thù trong cơng tác quản lý hàng giả, hàng kém chất lượng.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
a. Nhận thức của doanh nghiệp
Để chống hàng giả, hàng kém chất lượng bên cạnh Nhà nước và các cơ quan chức năng thì doanh nghiệp phải đóng vai trị là lực đẩy. Sự chủ động phối hợp, hỗ trợ với các cơ quan chức năng của chính các doanh nghiệp trên thị trường, hỗ trợ thông tin nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ tạo lên làn sóng chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, bằng sáng chế và kiểu dáng cơng nghiệp hàng hóa.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa có các biện pháp bảo vệ chính mình và người tiêu dùng trước các nguy cơ làm giả hàng hóa; chưa có nhiều biện pháp giúp khách hàng phân biệt được hàng hóa do mình sản xuất và hàng hóa bị làm giả, làm kém chất lượng; chưa có nhiều giải pháp giảm chi phí nguồn lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng dẫn đến mất tính cạnh tranh của sản phẩm; chưa chủ động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, dán tem chống giả vào những vị trí dễ nhận biết.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng thương mại điện tử để quảng cáo và bán hàng giả, hàng kém chất lượng qua mạng. Đây là khó khăn, thách thức đặt ra với các cơ quan chức năng làm công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
b. Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng
Thực tế cho thấy, việc khơng hiểu biết và việc có hiểu biết nhưng khơng tơn trọng pháp luật đều mang lại hậu quả đối với nền kinh tế. Người khơng hiểu biết về pháp luật thì dễ bị lợi dụng, dụ dỗ tham gia các đường dây tội phạm, tiếp tay cho tội phạm. Các cá nhân, tổ chức nắm chắc pháp luật thì lại lợi dụng khe hở của pháp luật để lách luật, tìm cách trốn thuế, gian lận thương mại.
16
Người tiêu dùng hiện nay khơng có nhiều thơng tin về mặt hàng mình đang mua mà chỉ dựa vào những gì được in trên bao bì hoặc nhận thơng tin từ người bán hàng trực tiếp. Bên cạnh những người mua lầm phải hàng giả, hàng kém chất lượng thì vẫn có khơng ít người tiêu dùng biết mình đang mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng vẫn khơng có động thái phù hợp để giúp cơ quan chức năng, doanh nghiệp kịp thời xử lý, đơi khi cịn chấp nhận bởi tâm lý thích dùng hàng có nhãn hiệu nổi tiếng nhưng với giá thành thấp, phù hợp với túi tiền của họ.
Người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo. Thói quen sử dụng tình cảm, niềm tin trong giao dịch nên phần nhiều người dân Việt Nam đều tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa theo kiểu thấy ưng là mặc cả, mặc cả xong là mua, mua xong là xong. Với phương thức giao dịch kiểu trên người tiêu dùng hầu như khơng có bất kỳ giấy tờ, hóa đơn nào để chứng minh q trình giao dịch. Nếu có thì họ cũng chỉ coi tờ hóa đơn là giấy tờ liệt kê hàng hóa, giá cả và thưởng bỏ đi trước khi sử dụng hàng hóa. Do thói quen đó nên khi có chuyện gì họ cũng chỉ biết rút kinh nghiệm vì khơng có cơ sở để bắt đền hay kiện tụng. Thêm vào đó, phần đơng người dân hiểu và nắm luật rất hạn chế nên có muốn kiện họ cũng khơng biết nên bắt đầu từ đâu, thủ tục thế nào. Những thói quen và quan niệm của người tiêu dùng đã gián tiếp làm cho tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng phát triển.
c. Công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng thì phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trị quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng. Để cơng tác quản lý có hiệu quả cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương với nhau trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Hiện nay có nhiều cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Do đó, thực hiện tốt cơng tác phối hợp sẽ tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác quản lý đối với hàng giả, hàng kém chất lượng, cịn nếu khơng nó sẽ tác động ngược lại
d. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng là những người trực tiếp tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, văn bản phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản. Do đó, đội ngũ cán bộ địi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu
17
các văn bản, chính sách, pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế trong cơng tác quản lý hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, ngồi việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong q trình cơng tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chun mơn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ cơng chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chun mơn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Cùng với việc tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ công chức cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để khơng thể hiện ý chí chủ quản, khơng cửa quyền, tham ơ, tham nhũng trong giải quyết cơng việc.
Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ cơng chức là yếu tố quan trọng góp phần vào thành cơng trong cơng tác quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng. Do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ cơng chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng.