6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1. Phương hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng
với hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Phương hướng trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đốivới hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Một là, trước xu hướng diễn biến của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả
theo chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp và mang nhiều yếu tố nước ngoài, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường, thúc đẩy đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc thì trong thời gian tới cơng tác quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng cần được sự quan tâm, đầu tư cả về nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng đến các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-
CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Bốn là, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng và Ủy ban
nhân dân các cấp để triển khai đồng bộ kế hoạch kiểm tra, kiểm sốt phịng, chống hàng giả, phát hiện, bắt giữ ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm. Các cơ quan, đơn vị thành viên Ban chỉ đạo 389 huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra các lực lượng chức năng, theo dõi, giám sát chặt chẽ các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Năm là, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong
công tác quản lý đối với hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng quản lý nếu để xảy ra tình trạng sản xuất, bn bán hàng giả, hàng kém chất lượng phức tạp, kéo dài.
Sáu là, hoạt động kiểm tra, kiểm sốt thị trường phịng, chống hàng giả, hàng
kém chất lượng thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng có trọng tâm, trọng điểm với phương pháp thích hợp, thiết thực và hiệu quả; không tràn lan, gây bất ổn thị trường và
41
cản trở lưu thơng hàng hóa hợp pháp. Điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh đúng đối tượng, đúng hành vi vi phạm.
Bảy là, kết hợp hoạt động kiểm tra, kiểm soát với tổ chức tuyên truyền, vận
động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tích cực, chủ động tham gia cơng tác đấu tranh phịng, chống sản xuất bn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Công tác đấu tranh phịng, chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải được triển khai đồng bộ, thường xuyên hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thơng hàng hóa, ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn.
Tám là, ổn định thị trường, giá cả hàng hóa, ổn định hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các tổ chức, cá nhân; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; những hành vi có dấu hiệu hình sự phải chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều tra và truy tố trước pháp luật để thiết lập trật tự, kỷ cương. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ, cơng chức có hành vi tiếp tay, bao che, bảo kê cho các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Chín là, xây dựng các kế hoạch, chuyên đề trọng tâm vào các loại hàng cấm,
hàng kinh doanh có điều kiện, hàng giả, hàng kém chất lượng. Xác lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây, ổ nhóm hoạt động bn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiên quyết khơng để hình thành các tụ điểm tập trung hàng lậu, hàng giả; giải quyết kịp thời, dứt điểm các hiện tượng nổi cộm về buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả.
3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ nhất, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các
ngành và người tiêu dùng về tác hại của hàng giả đối với phát triển kinh tế, xã hội; làm giảm các hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và làm giảm cơ bản các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm từng bước xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
Thứ hai, vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam
kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử; các cơ quan, tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại, làng nghề nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
42
Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động của Chi cục, các phòng, các Đội Quản
lý thị trường. Làm tốt công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Thứ tư, tăng cường nguồn nhân lực, biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết
bị, tạo điều kiện để Cục Quản lý thị trường hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Làm tốt cơng tác xây dựng lực lượng, quy hoạch, đào tạo, điều động, luân chuyển, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch theo hướng linh hoạt, phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ, kiểm soát viên và sức mạnh cho các đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Chú trọng đào tạo trình độ tin học của cán bộ, kiểm sốt viên để đáp ứng việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong xử lý công việc.
Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm là cơ quan chủ lực trong công tác đấu
tranh phịng, chống sản xuất, bn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh; tổ chức tốt cơng tác, nắm bắt tình hình để đưa ra những dự đốn, dự báo. Đề xuất kịp thời các giải pháp về quản lý đối với hàng giả, hàng kém chất lượng phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và của Giám đốc Sở Cơng thương.
Thứ sáu, hồn thiện cơ chế phối hợp giữa Cục Quản lý thị trường với các lực
lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để tăng cường công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông kịp thời đưa tin về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, vụ việc điển hình, gương người tốt, việc tốt nhằm giáo dục phịng ngừa chung và thơng tin cảnh báo người tiêu dùng trong mua bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Thứ bảy, thơng qua các hoạt động kiểm tra, xử lý ngăn chặn triệt để tình trạng
sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; đấu tranh phòng, chống hiệu quả tình trạng tái phạm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp, làm lành mạnh môi trường đầu tư, kinh doanh.
Thứ tám, đến hết năm 2021 có 100% các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ
truyền thống, cơ sở sản xuất tại tỉnh Vĩnh Phúc ký cam kết không sản xuất, không kinh doanh và bày bán công khai hàng giả, hàng kém chất lượng; 80% cơ sở kinh doanh được tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật.
Thứ chín, giai đoạn 2022 – 2025, 100% các cơ sở kinh doanh có hành vi vi
phạm về kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đã bị xử lý không tái phạm; 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh không sản xuất và bày bán công khai hàng giả, hàng
43
kém chất lượng; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số được tuyên truyền, vận động ký cam kết không bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng.