6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chất lượng
giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hàng giả, hàng kém chấtlượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Để tăng cường lực lượng phòng chống hàng giả trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm chỉ đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về quản lý hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là cơ quan thường trực về quản lý hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh.
Ngày 30 tháng 6 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 1780/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Vĩnh Phúc (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc) do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là Trưởng ban chỉ đạo, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường là Phó trưởng ban thường trực, thành viên ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Quản lý thị trường, Công an, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Thuế, Hải quan, Đài Phát thanh và Truyền hình, Cơng thương, Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Giao thơng vận tải, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Tài chính.
Cục Quản lý thị trường là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng trình Ban chỉ đạo 389 Vĩnh Phúc ban hành để hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành liên quan thực hiện; tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch về cơng tác phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh; tổ chức phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện cơng tác phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng; theo dõi, tổng hợp báo cáo cơng tác phịng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 3698/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa khơng rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp
24
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tổ chức bộ máy gồm: Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường; 3 phịng tham mưu, chun mơn, nghiệp vụ và 5 Đội Quản lý thị trường huyện, thành phố trực thuộc. Biên chế gồm 51 người trong đó 40 cơng chức và 11 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/CP. Phó Cục trưởng Phịng Tổ chức – Hành chính Cục Trưởng Phó Cục trưởng Phịng Nghiệp vụ - Tổng hợp Phó Cục trưởng Phòng Thanh tra – Pháp chế Các Đội Quản lý thị trường quản lý địa bàn huyện, thành phố
Quan hệ chỉ đạo
Đội Quản lý thị trường
cơ động chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả Quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
(Nguồn: Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc)