6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4.1. Nguyên tắc giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đảm bảo sự thống nhất biện chứng về mặt không gian và thời gian: Sự toàn diện của
hiệu quả đạt được trong từng gian đoạn không được làm giảm hiệu quả khi xét trong dài hạn, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả của chu kỳ sau. Bên cạnh đó, có hiệu quả kinh doanh hay khơng cịn phụ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó có ảnh hưởng tăng hay giảm như thế nào đối với cả hệ thống mà nó có liên quan.
Xét trên cả hai mặt định lượng và định tính: Về định lượng, hiệu quả kinh tế phải
được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu, giảm chi. Về định tính, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó khơng chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ cả mặt hiện vật và mặt giá trị của hàng hóa: Mặt hiện vật của hàng hóa thể hiện ở số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm; mặt
giá trị là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm hàng hóa, của kết quả và chi phí bỏ ra.
Đảm báo tính chính xác của các số liệu tính tốn: Các số liệu tính tốn các chỉ tiêu
hiệu quả phải là số liệu chính xác, phản ánh khách quan hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì các chỉ tiêu hiệu quả là những chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau: Để có cái nhìn chính xác khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả cho hoạt động quản trị của doanh nghiệp thì phải sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá về nhiều mặt khác nhau của doanh nghiệp...