Cha mẹ không được phân biệt đối xử đốivới trẻ em

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 100)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC

3.3.1.4. Cha mẹ không được phân biệt đối xử đốivới trẻ em

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ “không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hơn nhân của cha mẹ”110. Từ nghĩa vụ này của cha mẹ, trẻ em có quyền được thực hiện các quyền và bổn phận của mình trên cơ sở bình đẳng. Đây là một trong những quy định đã nội luật hóa nguyên tắc chung của Cơng ước về Quyền trẻ em, đóng vai trị cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền mà Công ước dành cho mọi trẻ em (Điều 2). Phân biệt đối xử là sự đối xử khơng cơng bằng, khơng bình đẳng và có sự thiên vị giữa người này với người khác. Trong gia đình, trẻ em có thể bị phân biệt đối xử bởi bất kỳ ai, từ ông bà, cha mẹ cho đến các thành viên khác của gia đình và thường xuất phát từ các lý do như: giới tính,

năng lực học tập, khuyết tật, bệnh tật, tình trạng hơn nhân của cha mẹ, con đẻ, con nuôi... Hành vi phân biệt đối xử đối với trẻ em trong gia đình có nhiều hình thức, nhưng đều nhằm loại trừ hoặc từ chối việc đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em này với trẻ em khác. Trẻ em khi bị phân biệt đối xử thường có cảm xúc và hành vi tiêu cực như: buồn chán, tức giận, bức xúc, tự ti... dẫn đến việc trẻ em tự cô lập bản thân, xa lánh và mất lịng tin vào các thành viên gia đình. Phân biệt đối xử với trẻ em trong gia đình có thể là việc cha, mẹ yêu quý con này hơn con khác; không tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con; bỏ bê, khơng chăm sóc con hoặc chăm sóc kém hơn; thiên vị đứa trẻ học giỏi hơn... hoặc cũng có thể là cha mẹ chế giễu, miệt thị, chê bai, đổ lỗi, so sánh con này với con khác... Khi xác định trẻ em là chủ thể hưởng quyền thì mọi trẻ em cần được đối xử bình đẳng, cơng bằng trong gia đình và xã hội. Sự bình đẳng trong cách ứng xử, trong cách tiếp cận các quyền của trẻ em, giúp trẻ em được phát triển đầy đủ năng lực bản thân, đặc biệt là những khả năng thiên bẩm của trẻ em. Con trai, con gái, con đẻ, con nuôi đều được cha mẹ u thương, chăm sóc, ni dưỡng, được hưởng sự giáo dục và được học tập phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện của cha mẹ. Bên cạnh đó, trên nguyên tắc bảo vệ quyền của trẻ em, pháp luật quy định con sinh ra khơng phụ thuộc vào tình trạng hơn nhân của cha mẹ (khoản 2 Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2014). Cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa con chung, con riêng, con trong hôn nhân, con ngồi hơn nhân, cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con111. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em được quy định tại Điều 5 Luật Trẻ em năm 2016 đó là: khơng phân biệt đối xử với trẻ em (khoản 2); quy định các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016, trong đó cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tơn giáo của trẻ em (khoản 8). Như vậy, để đảm bảo trẻ em được sống và phát triển toàn diện, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ khơng được phân biệt đối xử giữa các con và đảm bảo quyền bình đẳng của trẻ em. Mọi hành vi phân biệt đối xử của cha mẹ đối với trẻ em đều là vi phạm quyền cơ bản trẻ em, nhưng cha, mẹ lại chưa nhận thức sâu sắc vấn đề này.

Thực tế, ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang gây ra áp lực lớn cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Tâm lý thích con trai hơn con gái tương đối phổ biến đã dẫn tới các cặp vợ chồng sử dụng dịch vụ siêu âm để biết được giới tính của thai nhi. Tại các cơ sở khám chữa bệnh, tình trạng siêu âm để biết giới tính thai nhi vẫn xảy ra, khi thai nhi khoảng 12 - 15 tuần cha mẹ siêu âm thấy giới tính thai nhi khơng được như mong muốn thì có thể loại bỏ. Qua phỏng vấn, hầu hết các cặp vợ chồng đều biết giới tính thai nhi trước sinh, chủ yếu là tị mị, số ít chủ động chọn giới tính để sinh con như ý muốn. Theo kết quả Tổng điều

tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ số giới tính của dân số ở nhóm từ 0 đến 4 tuổi là 110,3 nam/100 nữ112. Siêu âm đã và đang là kỹ thuật phổ biến, góp phần tích cực vào việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh ngay từ trong bào thai, giúp các cặp vợ chồng sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Song mặt trái của siêu âm là có thể chẩn đốn giới tính thai nhi, và điều này dễ dẫn đến việc nạo phá thai để lựa chọn giới tính của trẻ. Như vậy, có thể khẳng định việc cha, mẹ lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai khi giới tính của thai nhi khơng như mong muốn đã xâm phạm quyền được ra đời và quyền được sống của trẻ em đồng thời thể hiện mất bình đẳng về giới tính của cha mẹ đối với trẻ em.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 và Điều 78 Luật HN&GĐ năm 2014 thì giữa con ni và cha ni, mẹ ni có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo Luật HN&GĐ năm 2014 kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập. Con nuôi là người dưới 16 tuổi, là trẻ em. Ni con ni là tìm gia đình thay thế cho trẻ em, đem lại cho trẻ em một gia đình mới có điều kiện thuận lợi để phát triển những tư chất cũng như phát huy những khả năng của trẻ em. Trẻ em được nhận làm con nuôi sẽ được bảo đảm các quyền của trẻ em như được chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trong mơi trường gia đình. Đó là điều kiện tốt nhất để trẻ em được hưởng các quyền khác như quyền được chăm sóc sức khỏe, y tế,... tạo sự bình đẳng cho trẻ em. Điều này khẳng định thêm một lần nữa về cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em đối với mọi trẻ em. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con ni được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Để tạo điều kiện cho con nuôi được hồn tồn hịa nhập vào gia đình cha ni, mẹ ni, pháp luật quy định cha ni, mẹ ni có thể u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Quy định này khẳng định quan điểm lập pháp của nhà nước ta là khơng có sự phân biệt con đẻ, con ni. Theo pháp luật và tập qn Việt Nam thì họ của con là họ của cha hoặc của mẹ. Tuy nhiên, dưới góc độ bảo vệ quyền của trẻ em thì việc đổi họ, tên của trẻ em có thể tác động đến tâm lý, tình cảm của người con ni. Do đó, việc thay đổi họ tên của người con ni đã từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của người đó (khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Quy định này đảm bảo quyền được tham gia, có ý kiến trong các vấn đề liên quan trực tiếp đến trẻ em. Việc nuôi con nuôi không làm chấm dứt quan hệ pháp luật giữa cha mẹ đẻ và người con đã làm con nuôi mà chỉ chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ. Quy định này là phù hợp với tính chất của quan hệ huyết thống và nhằm để đảm bảo cho đứa trẻ được nhận làm con ni vẫn có thể được hưởng tình cảm từ cha mẹ đẻ. Tuy nhiên, ở góc độ tâm lý, xã hội quy định này có thể gây khó khăn cho con ni trong việc hịa nhập với gia đình cha, mẹ ni cũng như khó khăn cho cha mẹ ni trong việc chăm sóc, giáo dục người con nuôi.

Để bảo vệ tốt nhất quyền của con nuôi khi chưa thành niên, pháp luật quy định khi chấm dứt việc nuôi con nuôi, nếu con ni chưa thành niên thì Tịa án quyết định giao cho cha, mẹ đẻ. Khi đó, quyền và nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục (khoản 3 Điều 78 Luật HN&GĐ năm 2014). Như vậy, trên nguyên tắc bảo vệ trẻ em Luật HN&GĐ năm 2014 đã dự liệu trường hợp chấm dứt việc ni con ni thì con ni đang độ tuổi trẻ em vẫn được bảo vệ. Các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa cha mẹ đẻ và con đẻ đã làm con nuôi người khác thể hiện rõ nguyên tắc bảo vệ quyền được chăm sóc, ni dưỡng của trẻ em. Do nuôi con nuôi là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi nên Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định mang tính nguyên tắc, các quy định cụ thể được điều chỉnh bởi Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Trên thực tế những quy định về nuôi con nuôi xuất hiện những vướng mắc bất cập ảnh hưởng đến tâm lý của người con nuôi. Việc thay đổi họ tên, hỏi ý kiến của trẻ em nếu trên 9 tuổi cần xem xét để quy định thống nhất với độ tuổi của trẻ em trong Luật HN&GĐ năm 2014. Việc xác định cha, mẹ của trẻ em để lấy ý kiến đồng ý với việc cho trẻ em làm con nuôi theo quy định pháp luật cũng gặp khó khăn bởi việc nhận ni con nuôi phải được sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc của người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi. Nhưng thực tế lại phát sinh rất nhiều trường hợp cho nhận con nuôi rất tùy tiện, như sau khi sinh con, cha mẹ đẻ cho con làm con ni có thể là trao tay, giấy viết tay, giấy chứng sinh... mà không để lại địa chỉ, thậm chí để lại địa chỉ nhưng lại là địa chỉ giả. Khi tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, UBND cấp xã không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ để lấy ý kiến đồng ý theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị cần phải có hướng dẫn giải quyết đăng ký ni con ni đồng thời có những biện pháp đối với cha mẹ đẻ để bảo vệ trẻ em.

3.3.1.5. Cha mẹ có nghĩa vụ ni dưỡng hoặc cấp dưỡng cho trẻ em

Theo Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau ni dưỡng con chưa thành niên (khoản 1). Trong trường hợp vì lý do nào đó mà cha, mẹ khơng sống chung với con hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì phải cấp dưỡng cho con.

Mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống113. Tuy nhiên, quyền được sống của trẻ em lại được bảo đảm bởi cha mẹ, những người thân thích của trẻ em. Để bảo đảm quyền được sống, trẻ em phải được cung cấp thực phẩm, dinh dưỡng để duy trì sự sống, từ đó trẻ em mới tồn tại và phát triển. Về nguyên tắc, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng con từ khi con được sinh ra cho đến khi thành niên. Như vậy, ngay cả khi con hết tuổi trẻ em nhưng chưa thành niên vẫn có quyền được cha mẹ nuôi dưỡng. Quyền được sống là quyền cơ bản, cố hữu, thiêng liêng của mỗi con người, là tiền đề, cơ sở để việc bảo vệ các quyền khác của con người được thực hiện.. Cha, mẹ

có nghĩa vụ và quyền bảo đảm các điều kiện vật chất để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên. Cha, mẹ có nghĩa vụ tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập để phát triển kinh tế gia đình, tích lũy tài sản để duy trì đời sống chung của gia đình, trong đó có việc ni dưỡng con chưa thành niên. Việc nuôi dưỡng này nhằm đảm bảo các điều kiện để sự sống của con về mặt sinh học được tồn tại và phát triển. Sự sống về mặt sinh học là những quy luật phát triển tự nhiên mà mỗi con người. Cha, mẹ chăm sóc cho con theo nhu cầu vật chất, điều kiện sống là các nhu cầu thiết yếu, cơ bản để nuôi sống con người sinh học của trẻ em. Sự sống của con còn yêu cầu cha mẹ có ý thức và nghĩa vụ trong q trình ni dưỡng tránh tất cả những nguy hiểm đe dọa tính mạng của con, khơng để con bị rơi vào các tình huống nguy hiểm, ranh giới giữa cái sống và cái chết như bị bỏ đói, bỏ rơi... Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để khơng bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em (Điều 27 Luật Trẻ em năm 2016). Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con luôn song hành cùng quá trình tồn tại và phát triển của con. Bảo đảm sự sống cịn cho con có tác động qua lại với các quyền cơ bản khác của trẻ em, nhóm quyền này là cơ sở cho việc thực hiện nhóm quyền khác của trẻ em. Việc thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng khơng chỉ phải có yếu tố vật chất như ăn, mặc ở... mà cịn cần thiết phải có yếu tố không gian, môi trường sống. Đây là nghĩa vụ tài sản phát sinh giữa cha mẹ và con, mang tính chất tự nhiên, xuất phát từ sự gắn bó thiêng liêng giữa cha mẹ và con. Quy định này hướng tới bảo vệ quyền được sống của trẻ em được quy định tại Luật Trẻ em năm 2016: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển (Điều 12), “Trẻ em có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển tồn diện” (Điều 15).

3.3.1.6. Cha mẹ có nghĩa vụ đại diện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em của trẻ em

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ đại diện cho con chưa thành niên (khoản 3 Điều 69). Theo đó, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con dưới 16 tuổi. Cha mẹ thực hiện các nghĩa vụ và quyền của người đại diện cho con để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con. Nghĩa vụ và quyền đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên là nhằm bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em trong những trường hợp cụ thể. Theo Luật HN&GĐ năm 2014, cha mẹ “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con” (khoản 2 Điều 69). Các quyền, lợi ích hợp pháp của con là các quyền về tài sản và nhân thân trong các giao dịch dân sự liên quan đến trẻ em. Vì năng lực hành vi dân sự của trẻ em cịn hạn chế, khơng tự thực hiện các quyền của mình nên cần thiết cha, mẹ đủ năng lực hành vi dân sự làm người đại diện theo pháp luật, giám hộ cho con để thực hiện các giao dịch này. Tùy từng loại giao dịch dân sự mà cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ làm đại diện cho con để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho con theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015. Đây là một trong những nghĩa vụ đương nhiên của cha mẹ nhằm bảo vệ trẻ em khi tham gia các quan hệ xã hội.

Trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của con bị xâm phạm thì cha mẹ có nghĩa vụ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em.

Thực tế, nhiều cha mẹ đã không thực hiện nghĩa vụ này đầy đủ khi phát hiện các

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 100)