Cha mẹ có nghĩa vụ đại diện để bảo vệcác quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 104 - 105)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC

3.3.1.6. Cha mẹ có nghĩa vụ đại diện để bảo vệcác quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em

thức và nghĩa vụ trong q trình ni dưỡng tránh tất cả những nguy hiểm đe dọa tính mạng của con, khơng để con bị rơi vào các tình huống nguy hiểm, ranh giới giữa cái sống và cái chết như bị bỏ đói, bỏ rơi... Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để khơng bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em (Điều 27 Luật Trẻ em năm 2016). Như vậy nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con luôn song hành cùng quá trình tồn tại và phát triển của con. Bảo đảm sự sống cịn cho con có tác động qua lại với các quyền cơ bản khác của trẻ em, nhóm quyền này là cơ sở cho việc thực hiện nhóm quyền khác của trẻ em. Việc thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng khơng chỉ phải có yếu tố vật chất như ăn, mặc ở... mà cịn cần thiết phải có yếu tố khơng gian, mơi trường sống. Đây là nghĩa vụ tài sản phát sinh giữa cha mẹ và con, mang tính chất tự nhiên, xuất phát từ sự gắn bó thiêng liêng giữa cha mẹ và con. Quy định này hướng tới bảo vệ quyền được sống của trẻ em được quy định tại Luật Trẻ em năm 2016: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển (Điều 12), “Trẻ em có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển tồn diện” (Điều 15).

3.3.1.6. Cha mẹ có nghĩa vụ đại diện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em của trẻ em

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ đại diện cho con chưa thành niên (khoản 3 Điều 69). Theo đó, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con dưới 16 tuổi. Cha mẹ thực hiện các nghĩa vụ và quyền của người đại diện cho con để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con. Nghĩa vụ và quyền đại diện của cha mẹ cho con chưa thành niên là nhằm bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em trong những trường hợp cụ thể. Theo Luật HN&GĐ năm 2014, cha mẹ “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con” (khoản 2 Điều 69). Các quyền, lợi ích hợp pháp của con là các quyền về tài sản và nhân thân trong các giao dịch dân sự liên quan đến trẻ em. Vì năng lực hành vi dân sự của trẻ em cịn hạn chế, khơng tự thực hiện các quyền của mình nên cần thiết cha, mẹ đủ năng lực hành vi dân sự làm người đại diện theo pháp luật, giám hộ cho con để thực hiện các giao dịch này. Tùy từng loại giao dịch dân sự mà cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ làm đại diện cho con để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho con theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015. Đây là một trong những nghĩa vụ đương nhiên của cha mẹ nhằm bảo vệ trẻ em khi tham gia các quan hệ xã hội.

Trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của con bị xâm phạm thì cha mẹ có nghĩa vụ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em.

Thực tế, nhiều cha mẹ đã không thực hiện nghĩa vụ này đầy đủ khi phát hiện các hành vi vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể, tình dục của trẻ em là con em mình, dẫn đến trẻ em khơng được bảo vệ kịp thời. Đơn cử, vụ việc hiếp dâm trẻ em do chính bố đẻ thực hiện với con gái tại Bản án số 139/2017/HSST ngày 28/12/2017 của TAND tỉnh Nghệ An114. Cháu Hoàng Thị M1 (sinh năm 2003) con gái của bị cáo Hoàng Văn Th (sinh năm 1978). Ngày 07/8/2017, sau khi uống rượu, bia bên ngồi, Hồng Văn Th về nhà, đã có hành vi kéo tay M1 vào phịng ngủ có hành vi dâm ô với cháu. Sự việc được phát hiện bởi vợ của Th, mẹ của M1 nhưng chị cố ý giấu kín. Cháu M1 do sợ hãi đã đi trốn ở nhà bà ngoại. Sau đó, bà ngoại cháu M1 biết được sự việc nên đã lên trình báo với cơ quan cơng an. Tại phiên tịa, bị cáo Hồng Văn Th khai nhận rằng, sau khi đi uống rượu về nhà ở của mình thì bị cáo vào buồng ngủ ln khơng nhớ gì. Khi vợ về thì bị cáo tỉnh dậy thấy con gái ngủ bên cạnh. Tuy nhiên bị cáo cũng cho rằng việc làm của bị cáo là sai. TAND tỉnh Nghệ An cũng đã tuyên án 13 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. Hành vi của người mẹ trong vụ án này đã không thực hiện nghĩa vụ tố cáo hành vi của người chồng để bảo vệ con mình, dẫn đến những lo âu, sợ hãi của cháu bé. Nguyên nhân xấu hổ, không dám đối diện của người lớn đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của trẻ em.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 104 - 105)