Bảo vệ quyền trẻ emtrong các quy định về xác định cha, mẹ, con

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 106 - 109)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC

3.3.2. Bảo vệ quyền trẻ emtrong các quy định về xác định cha, mẹ, con

Xác định cha, mẹ cho con là việc xác định rõ một người nam là cha, một người nữ là mẹ của trẻ em khi nó được sinh ra để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với trẻ em. Trong khoa học pháp lý và trên thực tế, việc xác định cha cho con cần phải dựa trên mối quan hệ giữa người nam (là cha) và người phụ nữ đã sinh ra đứa trẻ (là mẹ). Xác định cha, mẹ cho con là một trong những cơ sở chính đáng và đầy đủ nhất để thực hiện quyền trẻ em, bởi khi đó chính là xác định người có nghĩa vụ để thực hiện các quyền trẻ em. Pháp luật đã quy định, xác định quan hệ cha mẹ con chỉ phát sinh khi có sự kiện pháp lý là sinh đẻ và khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền được xác định cha, mẹ của trẻ em được quy định tại Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016 được thực hiện, đồng thời là tiền đề cho việc bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Việc xác định cha, mẹ cho con dựa trên sự thụ thai, sinh con và thời kỳ hôn nhân của người mẹ, trừ trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Do có sự kiện sinh đẻ nên dễ dàng xác định được mẹ của trẻ em, đó là người phụ nữ sinh ra đứa trẻ. Việc xác định người đàn ông là cha của con dựa trên quan hệ giữa người đàn ơng đó với mẹ đứa trẻ. Việc xác định cha, mẹ con được thực hiện trong các trường hợp sau:

Trường hợp người mẹ có thai hoặc sinh con trong thời kỳ hơn nhân: Việc xác

định cha cho con dựa trên quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hơn nhân là con chung của vợ chồng. Đây là nguyên tắc suy đoán pháp lý để xác định cha, mẹ cho con. Dựa trên nguyên tắc này, việc xác định cha cho con dễ dàng, bảo đảm quyền được biết cha, mẹ là ai của trẻ em. Trên cơ sở đó, trẻ em được hưởng các quyền do cha mẹ và các thành viên trong gia đình thực hiện. Đặc biệt, việc xác định cha, mẹ cho con còn thể

117 Điều 76 Luật Hơn nhân & Gia đình năm 2014. 118 Điều 77 Luật Hơn nhân & Gia đình năm 2014.

hiện trong trường hợp con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận thì cũng được xác định là con chung của vợ chồng119. Theo quy định này, chỉ cần sự thừa nhận và thống nhất của vợ chồng đã có thể xác định cha cho đứa trẻ được mẹ sinh ra trước khi kết hôn. Để bảo vệ trẻ em sau khi ra đời được quyền có cha, mẹ và xác định ngay lập tức nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng trẻ em của cha mẹ, pháp luật quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ khơng thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tịa án xác định”. Như vậy, việc từ chối nhận con không đơn giản là việc không thừa nhận mà người cha, người mẹ phải có u cầu Tịa án giải quyết, phải cung cấp chứng cứ trước Tịa và phải có phán quyết của Tịa án.

Trường hợp người mẹ không tồn tại hôn nhân mà có thai, sinh con hoặc tuy người mẹ có thai, sinh con trong thời kỳ hơn nhân nhưng Tịa án đã xác định người chồng không phải là cha của đứa trẻ: Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Cha, mẹ có

quyền nhận con (khoản 1 Điều 91). Khi cha hoặc mẹ tự nguyện nhận con mà khơng có tranh chấp thì tiến hành tại cơ quan hộ tịch với thủ tục đơn giản. Người nhận con chỉ cần làm Tờ khai nhận con, có xác nhận của người mẹ hoặc cha của người được nhận là con thì cơ quan hộ tịch có thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch và bổ sung tên người nhận con vào phần khai cha hoặc mẹ trong Giấy khai sinh của con. Trường hợp người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể u cầu Tịa án xác định người đó là con mình (khoản 1 Điều 89). Với quy định này, khi một người chưa được khai là cha, mẹ của con mà cho rằng đó là con mình nhưng khơng thể nhận con tại cơ quan hành chính thì có thể u cầu Tịa án xác định đứa trẻ đó là con mình. Quy định này một mặt để bảo vệ quyền của cha, mẹ trong việc nhận con, mặt khác là bảo đảm trẻ em có quyền có cha, mẹ và được cha, mẹ u thương, chăm sóc, ni dưỡng... Để quyền của trẻ em luôn được ưu tiên trong mọi trường hợp, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con khơng cần phải có sự đồng ý của người kia (khoản 2 Điều 91). Quy định này tạo điều kiện thuận lợi nhất để cha, mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với con. Có thể nói, đây là một trong những quy định thể hiện ý chí của nhà làm luật, ưu tiên lựa chọn nguyên tắc dành những gì tốt nhất cho trẻ em khi ưu tiên tối đa quyền của trẻ em được bảo vệ ở mức độ cao nhất trong tất cả các chủ thể của mối quan hệ hơn nhân và gia đình.

Bảo vệ quyền trẻ em trong việc xác định cha, mẹ cho con còn thể hiện trong trường hợp người có yêu cầu xác định một đứa trẻ là con mình mà người có u cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định con cho người yêu cầu đã chết120. Quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con là quyền nhân thân, gắn với mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định chuyển cho người thân thích của người yêu cầu để tiếp tục thực hiện các thủ tục xác định đứa trẻ là con của họ. Mặc dù khi Tòa án xác định

119 Khoản 1 Điều 88 Luật Hơn nhân & Gia đình năm 2014. 120 Xem Điều 92 Luật Hơn nhân & Gia đình năm 2014.

đứa trẻ là con thì người này đã chết nhưng đứa trẻ vẫn được hưởng các quyền nhân thân và tài sản với tư cách là con của người cha, người mẹ đã chết như: quyền mang họ, quyền thừa kế, quyền trở thành thành viên gia đình cha (mẹ), quyền được biết cha (mẹ)... Như vậy, có thể nhận thấy quy định này bảo đảm các quyền của trẻ em, để trẻ em có điều kiện phát triển đầy đủ hơn về thể chất cũng như tình cảm.

Trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm: Việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật thụ

tinh trong ống nghiệm khơng hồn tồn dựa trên nguồn gốc sinh học của đứa trẻ. Trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì người chồng được xác định là cha của con do vợ sinh ra (trừ trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo), bất kể sự vô sinh thuộc về vợ hoặc chồng. Mặc dù đứa trẻ đó có thể chỉ mang mã gen của chồng hoặc của vợ, thậm chí là khơng mang mã gen của cả vợ và chồng nhưng đứa trẻ vẫn là con chung của vợ chồng. Pháp luật quy định khơng tồn tại bất kì quyền và nghĩa vụ pháp lý nào giữa người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phơi với đứa trẻ. Đồng thời, nguyên tắc “vô danh” đối với người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phơi đã ổn định các mối quan hệ giữa cha, mẹ và con. Chính cặp vợ chồng vơ sinh đã có nguyện vọng sinh con thể hiện bằng văn bản đồng ý thụ tinh trong ống nghiệm tại cơ sở y tế. Như vậy, muốn bảo vệ quyền trẻ em trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cần tuân thủ các điều kiện và thủ tục do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Một trong những điều kiện bắt buộc để cặp vợ chồng vô sinh được phép áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là giữa họ phải tồn tại hôn nhân hợp pháp. Điều này là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm của cha, mẹ và là một trong những căn cứ quan trọng xác định cha, mẹ cho con khi đứa trẻ được sinh ra, tức là phải có đơn đề nghị thực hiện hỗ trợ sinh sản và tất cả các quy định để thể hiện sự tự nguyện của những chủ thể có liên quan; đảm bảo sự tự nguyện sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm của từng chủ thể đối với quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; nghĩa vụ đối với đứa con trong tương lai121. Trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra. Vì ngun tắc bí mật, vơ danh nên khơng xác định được cha cho con. Trong những trường hợp này, rõ ràng quyền được biết người cha sinh học, nguồn gốc của trẻ em đã bị hạn chế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định trong các mối quan hệ xã hội khác, nguyên tắc “vô danh” vẫn tiếp tục được thực hiện. Xét về tổng thể, nguyên tắc này vẫn được ưu tiên áp dụng bởi tính liên đới đến các chủ thể khác trong xã hội.

Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Mang thai hộ vì mục đích nhân

đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để

121 Nguyễn Thị Lan, “Xác định cha, mẹ con theo Luật Hơn nhân & Gia đình Việt Nam - Cơ sở lí luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ Luật học, 2008, trang 139.

thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy phơi thai vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Như vậy, sinh con trong trường hợp mang thai hộ là một trường hợp sinh con đặc biệt. Khi đứa trẻ được sinh ra, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ là cha mẹ của đứa trẻ122. Người phụ nữ mang thai và sinh ra đứa trẻ và chồng (nếu có) chỉ là cha, mẹ trong quá trình mang thai và trước khi giao đứa trẻ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ123. Để bảo vệ trẻ em trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật quy định điều kiện mang thai hộ và quy định quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ. Các điều kiện đối với bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ cũng như điều kiện để thực hiện mang thai hộ về bản chất cũng nhằm để bảo vệ trẻ em ngay từ khi là bào thai và sau khi được sinh ra.

Việc xác định cha, mẹ cho con nhằm đảm bảo mỗi đứa trẻ sinh ra đều được cha, mẹ chăm sóc, ni dưỡng, là cơ sở cho việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em. Có thể thấy, quyền được khai sinh và có quốc tịch là một trong những quyền quan trọng của trẻ em, cha, mẹ và người thân thích tơn trọng và đảm bảo thực hiện. Quyền có quốc tịch của trẻ em tạo cơ sở pháp lý để mỗi cá nhân được Nhà nước thừa nhận, bảo vệ đối với cơng dân của mình và ngược lại, cơng dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch. Tương tự như vậy, trong mối quan hệ gia đình, việc xác định cha, mẹ, con sẽ xác định được quyền và nghĩa vụ của trẻ em tương ứng với nghĩa vụ và quyền của cha mẹ. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em, đảm bảo cho trẻ em sinh ra được quyền biết cha mẹ mình và được cha, mẹ mình chăm sóc (Điều 7 Cơng ước Quốc tế về Quyền trẻ em).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) bảo vệ quyền trẻ em theo luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 106 - 109)