4.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 38 - 40)

1.2 .Ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước cấp quâṇ, huyện

1. 4.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ

thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng cơng bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu được hoạch định phù hợp từng địa phương. Phân cấp là phân định nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp ngân sách góp phần khuyến khích chính quyền cấp quận, huyện và xã thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo bồi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu để đáp ứng một cách tốt nhất nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN hoặc phấn đấu giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, góp phần giảm bội chi NSNN, đẩy lùi lạm phát và các hiện tượng tiêu cực khác.

Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống nhằm khuyến khích chính quyền cấp quận, huyện phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển KT-XH trên địa bàn. Phân cấp quản lý ngân sách đúng đắn và hợp lý khơng chỉ tăng đƣợc tính chủ động, tự chủ của địa phương, đảm bảo tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền địa phương mà cịn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước, cho phép quản lý và kế hoạch tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn.

1.4.3. Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN cấp quận, huyện

Để tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý ngân sách, lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách quận, huyện và tại sao ngân sách quận, huyện phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách. Lãnh đạo địa phương phải nắm vững vai trị đặc

điểm của ngân sách địa phương mình. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như các chính sách vĩ mơ về tài chính tiền tệ, ảnh hưởng của kinh tế thị trường... các nhân tố và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, đối tượng thu ngân sách nhà nước, yêu cầu của Nhà nước về đảm bảo chi ngân sách, các đối tượng được thụ hưởng từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w