.Nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2015 2025

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 112)

* Nhiệm vụ tổng quát

Quán triệt phương châm: “Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; thiết lập trật tự kỷ cương trong quản lý đất đai, đô thị và mơi trường; đảm bảo an ninh quốc phịng là thường xuyên, quan trọng” Nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội Quận Cầu Giấy giai đoạn 2015 – 2025 bao gồm nội dung:

- Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ đất đai, sức lao động. Khai

thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tiềm năng lợi thế; tập trung nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng khung giao thông đô thị theo quy hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực, trước hết là quản lý hành chính,

quản lý đất đai, đơ thị. Cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.

- Phát triển văn hóa, xã hội hài hịa với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thực hiện tốt cơng tác quốc phịng và nhiệm vụ quân sự địa phương.

- Xây dựng chính quyền vững mạnh gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện mơi trường xã hội; thực hiện có hiệu quả đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí. Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đồn kết toàn dân, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương.

* Chỉ tiêu phát triển chủ yếu

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ tăng bình quân 18%.

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và Xây dựng: 15% + Thu ngân sách: Tăng bình quân hàng năm 15% trở lên

- Các chỉ tiêu khác

+ Cơ bản hồn thành lập quy hoạch các ơ chức năng đô thị theo phân cấp

+Quản lý 100% cơng trình xây dựng trên địa bàn. Các cơng trình xây dựng khơng phép, trái phép được ngăn chặn kịp thời.

+Giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông theo quy hoạch, xây dựng các dự án nhà ở tái định cư để đảm bảo phục vụ giải phóng mặt bằng

+ Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 và kế hoạch sử dụng đất 2015; quy hoạch các điểm thu gom, trung chuyển rác, phế thải trên địa bàn.

+ Số lao động được tạo việc làm: 5.000 người.

+ Số giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cấp cho hộ gia đình, cá nhân lần đầu: 600 giấy.

+ Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: + Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: - Số hộ thoát nghèo trong năm:

+Tỷ lệ hộ dân cư được cơng nhận danh hiệu “Gia đình Văn hóa”: 88,0% phố giao 84,7%).

+ Tỷ lệ tổ dân phố (Cụm dân cư, Khối phố, Khu phố) được công nhận danh hiệu “Tổ dân phố Văn hóa”, “Cụm dân cư văn hóa”, “Khối phố văn hóa”, “Khu phố văn hóa”: 73,7%.

+ Số trường công lập đạt chuẩn Quốc gia tăng thêm: 01 trường.

+ Tổng biên chế hành chính và SN (khơng bao gồm biên chế các phường): 2.575 người.

4.1.3.Quan điểm hoàn thiện quản lý ngân sách Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Quá trình phát triển của Quận Cầu Giấy trong những năm tới đặt ra u cầu phải tiếp tục hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách của quận. Quản lý ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của quận đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

Việc hoàn thiện quản lý ngân sách của Quận Cầu Giấy trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu,chi ngân sách trên địa bàn quận phải dựa trên

cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, Quận ủy, HĐND Quận Cầu Giấy nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của quận trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhưng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn quận mở rộng SXKD. Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển KT-XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời tạo động lực để các thành

phần kinh tế đầu tư phát triển SXKD. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở Quận Cầu Giấy hiện nay và sắp đến là thu làm sao để đảm bảo cơng bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Khơng phải nguồn thu trên địa bàn Quận tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tưởng mà quan trọng hơn là tăng cường quản lý thu thuế nhưng SXKD trên địa bàn Quận vẫn phát triển đó mới là hiệu quả của quản lý thu NSNN.

Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế

trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên,đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chưa quan tâm đến các lĩnh vực liên quan khác. Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp. Quan điểm này cần quán triệt trên các khía cạnh sau:

+ Mặt dù các lĩnh vực khác nguồn thu cịn ít, nhưng phát triển thêm đối tượng nộp thuế thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.

+ Coi trọng hơn các khoản thu ngoài thuế. Đây là khoản thu tuy nhỏ nhưng có

sự đóng góp của mọi người dân trên địa bàn.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở

mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xác định các nội dung trọng tâm cần đầu tư các khoản chi ngân sách, với quan điểm nhận thức "chi để mà thu", “chi vào đâu để nguồn thu được sinh sơi nảy nở”. Đó là vấn đề rất quan trọng cần phải quán triệt trong quản lý chi ngân sách. Vấn đề quan trọng nhất ở Quận Cầu Giấy chủ yếu không phải là tìm mọi cách để tăng chi mà là quản lý chi ngân sách như thế nào để tăng thu, tạo điều kiện môi trường cho sản xuất phát triển,rút ngắn khoảng cách giữa người giàu người nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội là quan trọng nhất.

Thứ tư, hồn thiện cơng tác quản lý thu chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ

máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách.

4.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội trong giai đoạn 2015 – 2025.

4.2.1. Các giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN 4.2.1.1. Hoàn thiện quản lý thu thuế

Trong những năm tới để tiếp tục động viên mọi nguồn thu cho ngân sách, Quận cần đổi mới chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thơng các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh doanh, đẩy mạnh việc giải phóng các nguồn lực đặc biệt là đối với khu vực kinh tế NQD. Muốn vậy, trước hết phải thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, đồng thời các ngành chức năng trong hệ thống quản lý thu, chi NSNN cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chương trình cải cách, sắp xếp lại bộ máy, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch về thủ tục, về quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác nguồn thu hợp lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực. Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý thu thuế

Cơ chế quản lý thu thuế là nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế. Cơ chế này cần được đổi mới theo hướng sau:

- Đề cao nghĩa vụ, tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính,

tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thông qua việc mở rộng tiến tới thực hiện đại trà cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế.

- Rà soát, cải tiến, đánh giá bổ sung hồn thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, nghiên cứu xây dựng thêm một số quy trình mới để phục vụ cho việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế và việc thực hiện luật quản lý thuế. Các quy trình này phải đơn giản, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai- tự nộp thuế, thực hiện nguyên tắc “một cửa” trong việc giải quyết các cơng việc về thuế để giảm chi phí cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế. - Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế để tạo mơi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tiết

kiệm chi phí chung của xã hội. Cơng tác cải cách hành chính thuế trước mắt tập trung ở một số nội dung sau:

+ Quy định các thủ tục về thuế cần được đảm bảo sự thống nhất và tập trung trong một văn bản pháp luật - luật quản lý thuế. Trong đó cần quy định rõ hơn về thủ tục cưỡng chế,thu hồi nợ thuế,thủ tục giải quyết khiếu nại, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về thuế.

+ Có biện pháp sửa đổi, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc về thuế như: rút ngắn thời gian cấp mã số thuế, thời gian mua hóa đơn, thời gian hồn thuế so với quy định hiện hành; tăng số lượng hóa đơn được mua mỗi lần, đơn giản thủ tục mua hóa đơn lần sau, khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tự in hóa đơn để sử dụng.

+ Cơng bố thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế để các đối tượng nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện của cơ quan thuế.

+ Tăng cường đối thoại giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế, từ đó hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; phát hiện những vấn đề bất hợp lý về thủ tục để nghiên cứu sửa đổi. Đồng thời qua đối thoại có thể phát hiện các vi phạm của cán bộ thuế như nhũng nhiễu, gây phiền hà để chấn chỉnh, xử lý.

+ Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện và thời gian giải quyết các thủ tục về thuế ở các cơ quan thuế.

+ Hồn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra quyết tốn thuế, hồn thuế. Hướng mạnh sang hậu kiểm để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

- Cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải nhằm mục tiêu quản lý được tất cả các hộ thực tế có kinh doanh, quản lý sát đúng doanh thu kinh doanh, đôn đốc hộ kinh doanh tự giác nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp vào ngân sách, hạn chế thất thu. Nội dung cải cách tập trung vào một số giải pháp sau:

+ Đơn giản hóa phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo hướng làm sao hộ kinh doanh có thể tự xác định được nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Có thể gộp cả thuế trực thu và thuế gián thu thành một tỷ lệ tính trên doanh thu (tỷ lệ này dựa trên việc nghiên cứu thật kỹ đặc điểm kinh doanh và lợi nhuận của từng ngành nghề). Phương pháp này vừa thuận lợi cho hộ kinh doanh và cũng thuận lợi cho cơ quan thuế, đồng thời có thể giảm nhẹ được cơng tác giám sát của các ngành và của chính quyền.

+ Đơn giản hóa các thủ tục về kê khai nộp thuế, chú trọng giảm nhẹ nội dung kê khai cho phù hợp với trình độ của hộ kinh doanh cá thể.

+ Tăng cường công tác quản lý hộ. Những năm qua số đối tượng nộp thuế đăng ký kinh doanh trên địa bàn không ổn định. Số cơ sở kinh doanh thực tế cao song số cơ sở kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh lại cịn thấp, vì vậy đã gây khó khăn cho cơng tác quản lý thuế cũng như khâu nộp thuế. Để quản lý đối tượng thuế một cách chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thuế, Chi cục thuế phối hợp các ngành có liên quan (Phịng tài chính kế hoạch, đội quản lý thị trường…) và UBND các phường tổ chức kiểm tra đăng ký kinh doanh để phát hiện các cơ sở nào kinh doanh chưa đăng ký để đưa vào quản lý thu thuế. Lâu nay tình trạng thất thu về thuế ở Quận Cầu Giấy có nhiều nguyên nhân, trong đó có ngun nhân khơng quản lý được các đối tượng nộp thuế vì khơng nắm được địa chỉ cũng như doanh số bán hàng.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế lâu nay đã được tiến hành nhưng hiệu quả vẫn còn thấp, chưa đi vào chiều sâu, cịn nặng về phổ biến các quy định của chính sách thuế mới, phương thức tuyên truyền còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa thường xun liên tục và có tính hình thức, chưa áp dụng cơng nghệ thông tin hiện đại vào công tác này, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế còn thiếu và yếu. Do vậy thời gian đến cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế, muốn vậy Quận cần làm tốt các nội dung sau:

- Thành lập tổ tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế trực thuộc chi cục thuế Quận để đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật thuế đến các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ họ về mọi vướng mắc phát sinh trong q trình thực hiện các Luật thuế.

- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế như: tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng với các nội dung phong phú hơn, có thể xây dựng phim tài liệu, các tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về thuế; tun truyền thông qua các công cụ trực quan như tranh cổ động, panơ áp phích… Thiết kế nội dung về chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế dưới dạng tờ rơi, sổ tay phát miễn phí tại cơ quan thuế, kể cả các trung tâm công cộng nơi đối tượng nộp thuế thường giao dịch..

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp kịp thời những thơng tin về chính sách, chế độ thuế cho các doanh nghiệp để chấp hành. Thiết lập đường dây điện thọai nóng để kịp thời hướng dẫn, giải thích những vướng mắt cho đối tượng nộp thuế.

- Phải dựa vào sự đóng góp ý kiến của các đối tượng nộp thuế cũng như có biện pháp theo dõi nếu phát hiện có hành động lợi dụng các thủ tục về thuế để

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w