Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 40)

2 .Nguồn tư liệu

2.3. Qui trình nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình thiết kế nghiên cứu

Bước 1: Phát hiện khoảng trống nghiên cứu

Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu

Bước 3: Chọn tình huống

Bước 4: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu

Bước 5: Thu thập dữ liệu

Bước 6: Phân tích dữ liệu

Cụthể:

- Bước 1: Phát hiện khoảng trống nghiên cứu

Qua tham khảo các cơng trình nghiên cứu trong nước về quản lý ngân sách Nhà nước, một số vấn đề mà các tác giả chưa đề cập đến là:

+ Nội dung nghiên cứu: thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

+ Đánh giá thực trạng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

- Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.

Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:

1. Thu NSNN là gì? Ngun tắc, vai trị nguồn thu NSNN như thế nào?

2. Thực trạng thu NSNN tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2014 như thế nào?

3. Cần có giải pháp gì để tăng thu NSNN tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tiếp theo?

- Bước 3: Chọn tình huống.

Từ những câu hỏi được xác định như phần trên, tình huống mà luận văn lựa chọn đó chính là những vấn đề về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ.

- Bước 4. Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.

Để có được thơng tin về những vấn đề quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ, phương pháp được tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phương pháp khảo sát, phỏng vấn sâu kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát (observation) và một số phương pháp khác như thống kê, tổng hợp, so sánh…

Cụ thể, tác giả khảo sát, phỏng vấn sâu các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, quản lý ngân sách và các cấp quản lý trong HĐND- UBND huyện Đức Thọ, các trưởng, phó các phịng: Tài chính - Kế hoạch; Cơng Thương, Lãnh đạo Chi cục thuế huyện Đức Thọ,..để khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các nội dung xoay quanh các câu hỏi nghiên cứu như tình hình quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước, các thơng tin q trình hoạt động và đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận …

- Bước 5. Thu thập dữ liệu.

Số liệu thứ cấp: Tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của Chính phủ, các quyết định của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Kho bạc Nhà nước, các Quy chế, quy định của phòng, ban quản lý ngân sách Nhà nước, các báo cáo của UBND huyện Đức Thọ, Huyện ủy Đức Thọ, Chi cục thuế Đức Thọ, các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về quản lý ngân sách Nhà nước trong nước…

Số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng bảng câu hỏi và điện thoại để tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý; trực tiếp khảo sát và quan sát thực tiễn quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ. Phương pháp cụ thể là chọn tất cả các cơ quan sử dụng ngân sách trong huyện bao gồm: Các cơ quan hành chính, cơ quan sự nghiệp trên địa bàn huyện; UBND các xã, thị trấn trực thuộc; Phương pháp tiến hành điều tra là tiếp cận trực tiếp các thành phần nêu trên, sau khi mẫu điều tra đã được xác định với các đơn vị đã lựa chọn, tiến hành nhập số liệu, tổng hợp, kiểm định, đưa ra kết quả nhận xét các thông tin theo phiếu điều tra đã xây dựng sẵn. Ngoài ra, tác giả cịn tham khảo các bài báo, các cơng trình đánh giá về hiệu quả quản lý ngân sách, những hạn chế trong quá trình quản lý; thái độ của người dân, của xã hội liên quan đến hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ trước yêu cầu của xu thế hội nhập, phát triển bền vững hiện nay. Trong quá trình thực hiện luận văn, bản thân dự kiến thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý ngân sách Nhà nước như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, KBNN, phịng Tài chính - Kế hoạch, Phịng Cơng Thương, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn,... để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ.

- Bước 6. Phân tích dữ liệu.

Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập, căn cứ cơ ở lý luận tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, nhận diện những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Đức Thọ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w