Ngoài mục tiêu tránh gian lận thương mại, biện pháp liên quan đến việc xác định giá tính thuế hải quan có thể được sử dụng như một cơng cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Trị giá tính thuế hải quan cao hay thâp sẽ tác động trực tiếp đến khoản thuế nhập khẩu mà các doanh nghiệp phải nộp và qua đó tác động lến giá bán của sản phẩm của Việt Nam trên thị trường nước nhập khẩu.
Trước đây, các nước đang phát triển thường không sử dụng giá thực tế ghi trên hóa đơn để tính thuế mà dụng trị giá tính thuế tối thiểu hoặc giá tham khảo. Thậm trí hải quan Thái Lan cịn sử dụng giá hóa đơn cao nhất của sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ bất kỳ nước nào trong thời gian đó đế xác địnht trị giá tính thuế. Cách xác định tùy tiện này đôi khi khiến nhà xuất khẩu phải chịu thuế cao một cách vô lý và khơng thể dự đốn được khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm của mình.
Đến hay hầu hết các nước đã sử dụng Hiệp định về định giá hải quan của WTO để tính thuế nhập khẩu. Théo đó, giá tính thuế nhập khẩu là giá thực trả hoặc sẽ được trả khi hàng được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Hiệp định trị giá hải quan (ACV) mà tên đầy đủ là Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT 1994. Nội dung cơ bản của ACV là yêu cầu cơ quan hải quan xác định giá hàng hóa bị đánh thuế trên cơ sở giá ghi trên hợp đồng, hóa đơn (gọi là trị giá giao dịch)
Trị giá giao dịch không chỉ bao gồm giá ghi trên hợp đồng mà cịn có thể bao gồm một số chi phí khác: tiền hoa hồng, tiền mơi giới, tiền đóng gói, lệ phí giấy phép, chi phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)
ACV khơng cho phép tính các chi phí sau vào trị giá giao dịch: cước vận tải nội địa sau khi nhập khẩu, chi phí lắp ráp, duy tu, bảo hành sau khi nhập khẩu, các loại thuế sau khi nhập khẩu.
Ngoài biện pháp về trị giá tính thiếu hải quan, hiện nay rất nhiều nước thể hiện mối quan ngại về các biện pháp phụ thu và phí đang được sử dụng tràn lan như một
loại thuế nhập khẩu trá hình nhằm cản trở thương mại. Danh mục các mặt hàng chịu phụ thu không cố định là một trong những lợi thế giúp các nước nhập khẩu bảo hộ tạm thời và giảm khả năng dự đoán của các doanh nghiệp xuất khẩu.
1.2.3. Nhóm biện pháp tài chính và tiền tệ
Các biện pháp qui định sự tham gia và chi phí của việc chuyển đổi ngoại tệ đối với việc nhập khẩu và xác định các điều kiện thanh tốn. Các biện pháp này có thể làm tăng chi phí nhập khẩu theo một cách tương tự đối với các biện pháp thuế quan.
- Các yêu cầu thanh toán trước:
Gía trị của giao dịch nhập khẩu và/hoặc thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy phép nhập khẩu
- Tiền gửi nhập khẩu trước:
Nghĩa vụ trước phần trăm giá trị của các giao dịch nhập khẩu trong một thời gian cho phép trước khi nhập khẩu, không cho phép lãi suất đối với tiền gửi.
- Yêu cầu giới hạn tiền mặt:
Nghĩa vụ gửi toàn bộ số tiền liên quan đến giá trị giao dịch hoặc một phần được xác định của số tiền đó trong ngân hàng ngoại thương trước khi mở thư tín dụng, việc thanh tốn có thể được u cầu bằng ngoại tệ.
+ Trả trước thuế hải quan: thanh toán trước tồn bộ hoặc một phần, khơng cho phép sinh ra lãi suất.
Tiền gửi có thể trả lại đối với các hạng mục sản phẩm nhạy cảm, Việc gửi lại tiền gửi là chi phí được trả lại khi các sản phẩm đã được sử dụng hoặc các thùng hàng được trả lại hệ thống giao nhận.
- Tỷ giá hối đoái đa dạng
Khi nhập khẩu vào trong nước, người ta qui định khi tính thuế nhập khẩu, việc chuyển đối ngoại tệ ra tiền trong nước theo cách xác định tỷ giá hối đoái tại nước nhập kaharu. Ví dụ tại Việt Nam thì việc chuyển đỏi ngoại tệ được tính theo tỷ giá do liên ngân hàng công bố tại thời điểm làm tờ khai hải quan.
Nhà nước kiểm soát và quản lý việc thu chi và sử dụng ngoại hối trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Thực hiện biện pháp này nhằm hạn chế việc sử dụng ngoại hối, cân bằng cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá hối đoái, bảo vệ dự trữ ngoại hối và ngăn chặn nguồn vốn đầu tư chuyển ra nước ngoài.
Theo chế độ này, tất cả các nguồn thu ngoại hối đều phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản lý ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối này phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Thơng qua quản lý ngoại hối, Nhà nước có thể kiểm sốt và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi, đồng thời tạo khả năng ổn định tỷ giá hối đoái.
Quản lý ngoại hối là một trong những biện pháp quan trọng của chủ nghĩa bảo hộ độc quyền. Các tổ chức độc quyền gây ảnh hưởng đối với ngân hàng và cơ quan quản lý ngoại hối trong việc chi tiêu ngoại hối có lợi cho họ.
- Thuế nội địa đối với nhập khẩu
Để hạn chế nhập khẩu các nước ln tìm mọi cách để làm tăng chi phí nhập khẩu, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu trong nước. Đó là các nước áp dụng các biện pháp thuế nhập khẩu nội địa, như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng...
1.2.4. Nhóm các biện pháp về hành chính - kỹ thuật 1.2.4.1. Các biện pháp về hành chính
Trong số các biện pháp quản lý hành chính, biện pháp thủ tục hành chính có tác dụng bảo hộ khá rõ, bao gồm hình thức hàng đổi hàng, đặc cọc...
Biện pháp hàng đổi hàng giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong khi biện pháp đặt cọc có thể hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà nhà nước khơng khuyến khích.
Ngồi các biện pháp trên, các nước có thể dùng một số biện pháp về thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, qui tắc xuất xứ như các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
1.2.4.2. Các biện pháp về kỹ thuật
Các biện pháp về kỹ thuật đề cấp đến các sản phẩm có đặc trưng như chất lượng, an tồn hoặc kích thước, bao gồ các điều khoản hành chính có thể áp dụng,
thuật ngữ, ký hiệu, thử nghiệm và các phương pháp thử nghiệm, đóng gói, đóng dấu, và các yêu cầu dán nhãn và chúng được áp dụng cho một sản phẩm.
Các tiêu chuẩn, kỹ thuật là một trong những hàng rào kỹ thuật thường được các nước áp dụng. Một mặt các tiêu chuẩn này tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế bằng cách giúp người mua nước ngoài đánh gái được quy cách, chất lượng của sản phẩm. Nhưng mặt khác, chúng có thể trở thành rào cản thương mại nếu chúng quá khác biệt giữa các nước. Các doanh nghiệp chế tạo muốn tiêu thụ tại nước khác có thể phải điều chỉnh lại quy trình sản xuất. Ngồi ra, địi hỏi thử nghiệm sản phẩm tại nước nhập khẩu để đảm bảo rằng các sản phẩm đó phù hợp với những quy định của nước đó về kỹ thuật và an tồn khiến cho các nhà xuất khẩu phải chịu những quy trình kiếm tra nghiêm ngặt hơn hoặc chi phí kiểm tra cao hơn cho quá trình kiểm tra này. Các nước phát triển với trình độ khoa học hiện đại là những nước có ưu thế trong việc áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp để hạn chế nhập khẩu. Đơn cử như những sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam, vốn đã được thử nghiệm và kiểm tra kỹ thuật chặt chẽ trong nước theo những tiêu chuẩn quốc tế, muốn được nhập khẩu vào Mỹ phải được một nước thứ ba cấp chứng nhận chất lượng.
Ngồi ra các nước cịn có thể áp dụng các biện pháp kiểm dịch động vật (SPS) như một hàng rào hạn chế nhập khấu. Sự khác nhau cơ bản giữa tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp SPS là nhằm bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏa con người hoặc động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.
Các nước đang pháp triển hiện nay có xu hướng sử dụng tối đa biện pháp này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước với chiêu bài vì sức khỏe của người tiêu dùng.
Bên cạnh hai biện pháp trên, yêu cầu về nhãn mác hàng hóa cũng được sử dụng như một rào cản thương mại hữu hiệu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nhứng nươc này qui định rất chi tiết trong luật pháp nước mình về tiêu chuẩn nhãn mác đối với hàng nhập khẩu.