CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HỖ TRỢ NÂNG CAO
2.1. Thực trạng chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Hả
2.1.3. Thực trạng về chất lượng nhân lực trong các KCN Hải Dương
2.1.3.1. Thực trạng về số lượng và phân bổ nhân lực
* Tình hình nhân lực trong các KCN
KCN Nam Sách mới chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004. Thời gian đầu có 15 DN hoạt động, sử dụng số ít lao động, chủ yếu là lao động thử việc. Sau gần 12 năm, các KCN Hải Dương đã thu hút số lượng nhân lực ngày một tăng.
Bảng 2.4. Nhân lực trong các KCN theo năm
Đơn vị tính: người Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhân lực, tốc độ của các năm là:
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, năm 2004, có 15 dự án đi vào hoạt động, sử dụng 1.481 lao động. Năm 2005 do các DN KCN đi vào hoạt động tăng ít nên nhân lực tăng lên khơng đáng kể. Đến giai đoạn 2006 - 2008, đặc biệt là vào năm 2008 nhân lực tiếp tục tăng lên đột biến do số DN đi vào hoạt động ngày càng tăng, từ năm 2009 đến 2014 tốc độ tăng nhân lực cơ bản đều các năm. Việc thu hút thêm nhân lực hàng năm đều tăng cho thấy các DN KCN hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định và phát triển. Số dự án và vốn đầu tư ngày càng tăng, đặc biệt là đầu tư nước ngồi. Điều này có tác dụng lan tỏa, tạo mơi trường bên ngồi cho việc thu hút các nhà đầu tư mới, các nhà đầu tư vệ tinh của các tập đồn, Cơng ty lớn, hay các bạn hàng của DN...và kéo theo sự gia tăng vốn, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của các DN đang hoạt động trong các KCN.
Với số lượng các dự án như hiện nay (197 dự án - năm 2014) và khi các DN đi vào hoạt động thì KCN sẽ là nơi thu hút một lượng lớn NNL trên địa bàn và từ các địa phương lân cận. Trong các KCN Hải Dương, một số tập đồn lớn có nhu cầu sử dụng nhân lực có chất lượng cao đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và trong tương lai số nhân lực được thu hút sẽ là rất lớn. Đây là một trong những xu hướng tích cực trong phát triển các KCN Hải Dương, và quan trọng hơn là nó đặt nhu cầu đào tạo nhân lực có chất lượng ngày càng cao trong thời gian tới.
Bảng 2.5. Chất lượng nhân lực trong các KCN của Hải Dương
Năm
2004 2005 2006
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn: [3]
Số liệu bảng 2.5 cho thấy CLNL của các KCN Hải Dương là điều đáng quan tâm. Những năm đầu khi các KCN cịn ít, DN đi vào hoạt động chưa nhiều nên nhân lực qua đào tạo, có chun mơn kỹ thuật chiếm tỉ lệ cao (2004= 40,5%; 2005 = 24,9%..). Tuy nhiên, những năm gần đây, đã xảy ra hiện tượng thiếu nhân lực có chun mơn, kỹ thuật mà đa số nhân lực bổ sung là nhân lực có trình độ lao động phổ thơng. Cụ thể là nhân lực có chun mơn, kỹ thuật, quản lý (năm 2014) còn 33,9%, và khoảng 66,1% nhân lực chưa qua đào tạo là những người mới tốt nghiệp giáo dục phổ thông, chủ yếu xuất thân từ nơng thơn, chưa có điều kiện đi học nghề, học nâng cao, bị thúc bách bởi nhu cầu muốn tìm được cơng việc trước mắt nhằm có thu nhập ni sống bản thân và đóng góp một phần cho gia đình.
Nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học làm việc trong KCN chiếm tỉ lệ thấp và chủ yếu là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, điều hành sản xuất. Trong các KCN Hải Dương nhiều DN đang phải đối mặt với hiện tượng thừa nhân lực chưa qua đào tạo, thiếu nhân lực có chuyên mơn kỹ thuật.
* Tình hình phân bổ nhân lực trong các KCN:
- Phân bổ theo KCN: Tình hình phân bổ nhân lực trong các KCN phụ
công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nam Sách là KCN phát triển sớm nhất so với các KCN khác trong tỉnh. Sau đó là các KCN Đại An, Phúc Điền, Tân Trường... liên tiếp được đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.. Đến cuối năm 2014, Hải Dương có tổng số KCN đi vào hoạt động là 12 KCN thu hút 73.706 lao động.
Về mặt thể lực, NLĐ trong các KCN Hải Dương mang đặc điểm của cư dân nông thôn miền Bắc với khổ người nhỏ, thấp, khơng có khả năng làm việc năng nhọc nhưng có độ dẻo dai.
Để đảm bảo có được đội ngũ cơng nhân có thể lực đáp ứng cơng việc, các DN trong các KCN Hải Dương đã quan tâm chăm lo khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân.
- Phân bổ nhân lực theo ngành nghề sản xuất:
Năm 2008 là năm các KCN Hải Dương phát triển mạnh, có đầy đủ các loại ngành nghề phát triển theo mơ hình các KCN. Do đó, số nhân lực làm việc tại các KCN cũng phát triển không ngừng.
2.1.3.2. Thực trạng về đời sống và sinh hoạt của người lao động trong các khu công nghiệp
Ban quản lý các KCN Hải Dương đã phối hợp với các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội; Liên đoàn Lao động; BHXH tỉnh tổ chức lấy ý kiến, điều tra tại một số DN về thực trạng đời sống và sinh hoạt của NLĐ trong các KCN kết quả như sau:
* Về vấn đề nhà ở:
Phần lớn NLD đều phải tự tìm thuê nhà trọ ở gần nơi làm việc của mình. Các dịch vụ về nhà ở, ăn uống, đi lại còn nhiều bất cập, đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ trong KCN Hải Dương đang gặp rất nhiều khó khăn. Các vấn đề an ninh trât tự, an toàn xã hội tuy chưa xảy ra các vụ việc nghiêm trọng, nhưng tình trạng đình cơng, lãn cơng và tranh chấp lao động,
những sai phạm trong quan hệ lao động, tình hình trộm cắp tài sản và các tệ nạn xã hội đã bắt đầu nảy sinh. Như vậy, lợi ích của phần lớn nhân lực làm việc tại các KCN đang được hưởng chưa tương xứng với đóng góp của họ. Vì thế, việc xây dựng, bảo đảm các dịch vụ về nhà ở cho công nhân tại các KCN đang là vấn đề rất lớn và bức xúc hiện nay.
Hiện nay nhà ở cho NLĐ thuê tại các KCN Hải Dương là những dãy nhà, phòng trọ do người dân xây dựng lên một cách tạm bợ, tự phát. Hầu hết các phịng trọ có diện tích rộng khoảng từ 10 - 15m2, cho từ 3 - 5 người ở. Mái lợp Pro xi măng cao khoảng từ 2,5 - 3 m2. Điện, nước thiếu thốn, điều kiện vệ sinh, an ninh trật tự không được đảm bảo, giá cả và thời gian thuê không ổn định... Thực trạng sinh sống này đã ảnh hưởng không nhỏ đến CLNL, năng suất của NLĐ và môi trường xã hội của dân cư khu vực này.
Tốc độ phát triển các KCN tỷ lệ thuận với quá trình gia tăng nhân lực tại các khu vực xung quanh, đồng thời các khu nhà trọ kiểu như trên không ngừng gia tăng. Mặc dù thế, tốc độ tăng nhà trọ cũng không đáp ứng được nhu cầu th nhà giá rẻ của cơng nhân mỗi khi có DN đi vào hoạt động, mở rộng quy mơ sản xuất và tiếp tục tuyển dụng nhân lực. Vì quỹ đất của các hộ dân quanh KCN có hạn, khơng thể xây thêm mãi. Đây là một bài tốn khó đối với các KCN nói riêng, với chính quyền tỉnh Hải Dương nói chung.
Sự lộn xộn của người thuê nhà làm cho nếp sống sinh hoạt của làng quê thay đổi, tệ nạn xã hội gia tăng, chính quyền địa phương khơng kiểm sốt được nhân khẩu hiện cư trú tại địa phương, mâu thuẫn giữa công nhân với thanh niên địa phương thường xảy ra làm mất an ninh trật tự trong khu vực… Hiện tại, tiền thuê nhà luôn là gánh nặng đối với NLĐ, đặc biệt là nhân lực trẻ. Với mức thu nhập bình qn 3.500.000đ như hiện nay, họ chỉ có thể dành 10 -
20% để thuê nhà, số còn lại để dành chi cho cuộc sống, sinh hoạt và một phần nhỏ để tiết kiệm. Cuộc sống của họ thực sự tạm bợ, thiếu các điều kiện cần cho cuộc
sống tối thiểu: thiếu thông tin, không sách báo, không tivi, thiếu cả thời gian nghỉ ngơi do phải làm tăng ca, tăng buổi. Những điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới thể chất và tinh thần, tới khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân lực tại các KCN.
- Hiện nay một số DN cũng đã tự bỏ vốn ra đầu tư xây dựng nhà lưu trú miễn phí cho cơng nhân làm cơng việc gián tiếp bằng vốn tự có tuy nhiên số DN này khơng nhiều, hiện nay mới có 2 KCN có nhà ở cho cơng nhân. Vì vậy, khi quy hoạch các KCN, Hải Dương cần có chủ trương quy hoạch khu chung cư, dịch vụ hoặc khu đô thị phục vụ cho KCN.
Như vậy, với những khó khăn kể trên, nhà ở cho NLĐ làm việc trong các KCN cần sớm được quan tâm, giải quyết.
Tóm lại, với các mơ hình đã được tỉnh quy hoạch, sự phối kết hợp của nhân dân và DN trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho cơng nhân sẽ giúp cho họ có chỗ để ở, DN chủ động trong cơng tác tổ chức nơi ở cho NLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của DN quan tâm đến những NLĐ của mình. Nhưng sự hỗ trợ của DN chỉ được thực hiện ở một số DN làm ăn phát đạt, có khả năng tài chính, lãnh đạo DN quan tâm thực sự đến đời sống của công nhân. Bởi, mục tiêu cốt lõi nhất của DN vẫn là tối đa hóa lợi nhuận, chi phí tối thiểu. Việc quan tâm của DN, của Nhà nước, của nhân dân nhằm nâng cao đời sống cho NLĐ luôn được đánh giá cao và mang tính xã hội. Do đó cần có sự đầu tư, quan tâm của các thành viên, tổ chức trong xã hội thì vấn đề nhà ở cho cơng nhân mới được cải thiện, góp phần quan trọng trong phát triển bền vững các KCN Hải Dương
* Về đời sống vật chất và các hoạt động văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí và sinh hoạt cộng đồng
Hiện nay, DN đã thực hiện trả lương và thu nhập đúng theo mức Nhà nước quy định. Tuy nhiên, mức thu nhập bình qn của cơng nhân (năm 2014: 3.500.000đ/tháng) nhìn chung vẫn là mức thu nhập thấp so với tình
hình giá cả tăng cao hiện nay. Vì vậy, đa số NLĐ trong KCN đã phải cố gắng dè xẻn mức chi tiêu sao cho hợp lý mới đủ nuôi sống bản thân, hầu như chưa có phần tích lũy. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng thể lực và điều kiện nâng cao CLNL trong các KCN, là nguyên nhân khiến trong những năm qua, NLĐ đã khơng có cơ hội tự đào tạo, DN cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề nâng cao CLNL.
Ngồi những lo toan về cuộc sống hàng ngày thì cuộc sống của họ khơng chỉ là những lo toan về bữa ăn, những vất vả trong cơng việc, mà cịn là những nỗi buồn khi xa nhà, hay những nỗi lo thường trực mỗi khi tan ca hoặc đi làm ca đêm, nhất là khi trở về nhà trọ, đèn đường khơng có hoặc đã tắt thì vấn đề mất an ninh càng làm cho cuộc sống của họ thêm bất ổn.
Một trong những điều kiện mang lại đời sống tinh thần to lớn cho NLĐ là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các cơ sở khám chữa bệnh để nâng cao thể lực cho đội ngũ nhân lực, đồng thời thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, học tập, giao lưu tình cảm, các dịch vụ phát triển con người. Tại các KCN Hải Dương tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội chưa được quan tâm đúng mức.
Ban quản lý KCN đã đóng góp ý kiến với DN về mơi trường làm việc, kiểm tra hệ thống thơng gió, chống nóng, hạn chế tiếng ồn và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo đúng công việc cho công nhân; Tham gia và đề nghị DN chấp hành đúng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công nhân, chấp hành pháp luật lao động... Việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước đã được đa số DN thực hiện tương đối đầy đủ và nghiêm chỉnh.
Công tác chăm lo tới nhân lực nữ được quan tâm kịp thời, tuyên truyền cho chị em thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Việc tham gia BHXH, BHYT cho đội ngũ nhân lực đã được các DN chấp hành. Tuy nhiên, kết quả thực hiện vẫn còn quá thấp so với quy định do
những nguyên nhân sau: công nhân khơng muốn tham gia để khơng phải đóng 6% tiền lương hàng tháng theo quy định; một số DN mới đi vào sản xuất, kinh doanh cố tình trốn tránh việc tham gia bằng cách hợp thức hóa lao động mùa vụ, hợp đồng dưới 03 tháng, sau đó lại tiếp tục ký…
Hiện nay tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT cho công nhân của các DN KCN tăng hơn là do có sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các KCN, Cơng đồn các KCN... và các cuộc điều tra, khảo sát, làm việc của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về công tác nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ tại các KCN.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra một số nhận xét chung về thực trạng CLNL trong các KCN Hải Dương như sau:
- Hầu hết đội ngũ nhân lực là lực lượng trẻ (khoảng từ 18 - 35 tuổi), có trình độ học vấn tương đối khá, là tiềm năng để tiếp thu khoa học kỹ thuật mới nếu như được đào tạo kịp thời và thường xuyên. Là nguồn lực quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm phát triển sản xuất, góp phần quan trọng vào q trình phát triển các KCN.
- Nhân lực chưa được qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (bảng 2.5) đã đặt ra yêu cầu là phải đầu tư, phát triển bằng nhiều phương thức, hình thức đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho NLĐ. Đây là vấn đề cần sớm được quan tâm để đội ngũ nhân lực thích nghi được với điều kiện, mơi trường, vị trí làm việc, đáp ứng yêu cầu phát triển của DN. Đồng thời phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tri thức, kỹ thuật, tác phong công nghiệp, kỹ năng làm việc để cho lực lượng cơng nhân trẻ có thể nắm bắt và làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Nhân lực làm việc trong các ngành điện, điện tử, cơ khí, vật liệu mới...chiếm tỉ lệ cao, nhưng trong công tác tuyển dụng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn vì khơng có sẵn nhân lực có trình độ tương ứng.
- Hải Dương đã và đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngồi đến từ nhiều quốc gia. Vì thế, sự bất đồng ngôn ngữ giữa chủ doanh nghiệp và công nhân đã và đang xảy ra. Hiện nay, nhân lực của các KCN chủ yếu là không biết ngoại ngữ. Các mối quan hệ và sự chỉ đạo của chủ doanh nghiệp đối với công nhân phải thơng qua phiên dịch hoặc cán bộ nhân sự, vì thế đã có hiện tượng truyền đạt thơng tin không chuẩn xác dẫn đến xảy ra mâu thuẫn hoặc có sự điều hành sai ngun tắc từ phía phiên dịch hoặc cán bộ nhân sự.
- Số lượng nhân lực ngày càng gia tăng đã đặt ra cho Hải Dương và các doanh nghiệp khu công nghiệp yêu cầu cần phải đẩy mạnh q trình xây dựng, hồn thiện các khu nhà ở, khu vui chơi giải trí và sinh hoạt cộng đồng, ổn định các dịch vụ ngồi hàng rào khu cơng nghiệp, tăng cường công tác an ninh trật tự...
- Thu nhập của NLĐ hiện đang ở mức trung bình, thậm chí là q thấp so với giá cả gia tăng như hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình ổn định và thu hút nhân lực, thậm chí ảnh hưởng tới mơi trường đầu tư và an ninh trật tư tại các KCN do đình cơng liên tiếp xảy ra.