CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HỖ TRỢ NÂNG CAO
1.2. Nội dung, phương thức hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các
1.2.5. Nguyên tắc hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu
phí, đào tạo tại chỗ; nhân lực - thay đổi tư duy để vươn tới chuẩn mực “nhân lực chất lượng”; nhà nước - hỗ trợ về định hướng nghề nghiệp, thực thi chính sách; kinh phí…
Đào tạo nâng cao CLNL để sử dụng trong DN phải được sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và bản thân DN có sử dụng nhân lực. Mỗi đơn vị liên quan phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Làm tốt những nhiệm vụ trên sẽ giúp cho DN có được lực lượng nhân lực chất lượng, đáp ứng quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của từng DN. Đó cũng là q trình đầu tư cơ bản và quan trọng, quyết định sự thành cơng cho DN trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
1.2.5. Nguyên tắc hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp nghiệp
Một là, thực hiện nhất quán với chính sách phát triển NNL và giải quyết
việc làm. Các DN KCN được thành lập và hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, cùng phát triển lâu dài, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt là trong thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực. Tuy nhiên, trong những triển khai cụ thể cần có chính sách hỗ trợ phù hợp với đặc thù từng KCN.
Hai là, vấn đề hỗ trợ nâng cao CLNL là để khuyến khích các DN KCN
phát triển theo mục tiêu phát triển các KCN ở nước ta và không được tách rời với mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đặc biệt coi trọng phát huy mọi khả năng phát triển của các KCN chính là để các DN giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy nội lực, phát huy nhân tố con người - một nguồn lực quan trọng trong quá trình tham gia vào lao động, sản xuất, vào q trình phân phối thơng qua tiền lương và BHXH...để đẩy mạnh CNH, HĐH. Vì vậy, khi Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi, thực hiện các biện pháp hỗ trợ có hiệu quả để nâng cao CLNL trong các KCN nên chú ý để tác động hỗ trợ tới được từng DN.
Ba là, hỗ trợ nâng cao CLNL trong các KCN phải hướng tới tạo điều
kiện cho các DN KCN phát triển ổn định và bền vững theo hướng nâng cao năng lực nội sinh - đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh. Muốn vậy hỗ trợ khơng nên mang tính bao cấp, nên ưu tiên hỗ trợ cho các DN hoạt động hiệu quả, các DN góp phần ổn đinh việc làm cho nhân lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội. Ngồi ra, nên khuyến khích các DN KCN tự đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao CLNL. Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DN KCN có sử dụng nhiều nhân lực là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, nhân lực thuộc gia đình chính sách, gia đình cách mạng. Chú trọng hỗ trợ những DN KCN mới đi vào hoạt động; sử dụng cơng nghệ cao và có khả năng cạnh tranh cao.
Bốn là, nhà nước hỗ trợ nâng cao CLNL chủ yếu thông qua tạo môi
trường pháp lý và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DN KCN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy
động mọi nguồn lực trong nước liên doanh, liên kết với nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển đào tạo, đào tạo lại để nâng cao CLNL.
Năm là, nội dung, hình thức, mức độ hỗ trợ có thể thay đổi theo mục
tiêu hỗ trợ, theo từng giai đoạn và phải lấy hiệu quả phát triển sản xuất để đánh giá thành công của việc hỗ trợ.
Sáu là, hỗ trợ được coi là việc đầu tư khơng hồn lại, cần huy động sức
mạnh tồn xã hội để nâng cao quy mơ và tốc độ phát triển chất lượng đội ngũ nhân lực.
Hoạt động hỗ trợ của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực tự chủ cho tất cả các DN KCN, đặc biệt là DN có nhiều khả năng tự chủ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG