Nội dung phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty dệt may tình huống tại công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 69 - 95)

2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ

2.2.2. Nội dung phân tích tài chính

2.2.2.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính

Phân tích khái qt tình hình tài chính chủ yếu là thơng qua bảng cân đối kế toán để xác định sự tăng giảm của tổng tài sản, nguồn vốn về quy mô và tỷ trọng, qua đó nhận xét về vị trí của từng loại tài sản và mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp; đánh giá khái quát về việc bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn.

Để thực hiện việc phân tính khái qt tình hình tài chính tại Cơng ty Cổ phần may Đáp Cầu, công ty đã áp dụng phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp tỷ trọng.

a. Phân tích tình hình biến động của tài sản

Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình biến động của tài sản

TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và tƣơng đƣơng tiền

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn

IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định

III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác

Qua bảng phân tích 2.1 cho thấy: Năm 2011 tổng tài sản của Công ty đang quản lý và sử dụng là 158.637.898.543 đồng. So với năm 2010 tổng tài sản tăng lên 31.421.489.549 đồng với tỷ lệ tăng là 24,7%. Điều đó cho thấy quy mô về vốn của Công ty tăng lên. Năm 2011 quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc mở rộng. Đi vào xem xét từng loại tài sản tác giả thấy:

* Tài sản ngắn hạn: Năm 2010 tài sản ngắn hạn có giá trị là 71.764.743.536

đồng, đến năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng lên là 109.553.189.169 đồng. Nhƣ vậy, so với năm 2011 tài sản ngắn hạn đã tăng lên là 37.788.454.633 đồng, tƣơng ứng tăng 52,66%. Để xem xét nguyên nhân tăng của tài sản ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010, đi xem xét từng khoản mục cụ thể.

- Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 là 9.152.308.662 đồng tƣơng ứng tăng 131,43%. Là do khách hàng thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản cho Cơng ty, điều đó tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch về tiền. Tuy nhiên, dự trữ tiền quá nhiều thì chƣa hẳn đã tốt, vì đẫn đến việc sử dụng vốn lƣu động chƣa có hiệu quả.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn năm 2010 bằng 0, đến năm 2011 các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn là 19.500.000.000 đồng tăng lên tƣơng ứng là 100%. Đây thực chất là khoản cho vay ngắn hạn của Công ty, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng thể hiện việc Cơng ty đã chú ý đến vấn đề không dự trữ tiền quá nhiều.

- Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 20.315.529.334 đồng tƣơng ứng giảm 44,59%. Chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng giảm (năm 2010 là 55.856.259.513 đồng thì đến năm 2011 chỉ cịn 36.634.270.556 đồng). Điều này thể hiện Cơng ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt hiện tƣợng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế việc để chiếm dụng vốn.

- Hàng tồn kho

Hàng tồn kho năm 2011 tăng 28.226.410.997 đồng so với năm 2010 tƣơng ứng là 204,44%. Do Công ty là doanh nghiệp sản xuất, lƣợng vật tƣ trực tiếp đƣa vào sản xuất kinh doanh là lớn, cho nên vật tƣ tồn kho nhiều. Tuy nhiên tốc độ tăng hàng tồn kho khá nhanh chủ yếu là tăng thành phẩm và nguyên vật liệu tồn kho, dẫn đến tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chƣa có hiệu quả.

-Tài sản ngắn hạn khác

Tài sản ngắn hạn khác tăng so với năm 2010 là 1.225.264.308 đồng tƣơng ứng tăng 22,53%. Chủ yếu là do khoản mục thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ tăng.

Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc, tác giả thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty tăng (từ 56,41% lên 69,06%), chủ yếu là do tỷ trọng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng (từ 5,47% lên 10,16%), tiếp theo là tăng tỷ trọng các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng 100% (từ 0% lên 12,29%), kế đến là sự tăng trong tỷ trọng của hàng tồn kho 204,44% (từ 10,85% lên 26,5%). Còn tỷ trọng của các phải thu ngắn hạn giảm.

* Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2011 giảm so với năm 2010 là

6.366.965.084 đồng tƣơng ứng giảm là 11,48%. Và tỷ trọng của tài sản dài hạn so với tổng tài sản của Công ty cũng giảm (tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2010 là 43,59%, năm 2011 còn 30,94%). Các khoản mục tăng giảm cụ thể nhƣ sau:

- Tài sản cố định

Nhìn vào Bảng Cân đối kế toán qua các năm, tác giả thấy tài sản cố định của Công ty chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định năm 2010 giảm so với năm 2010 là 5.365.093.682 đồng tƣơng ứng giảm 13,29%. Việc giảm tài sản cố định của Công ty, chủ yếu là do giảm thanh lý một số tài sản cố định hữu hình đã cũ.

Giá trị hao mòn của Tài sản cố định tăng từ 70.360.377.810 đồng lên 71.976.632.960 đồng tƣơng ứng tăng 2,3% là do Công ty sử dụng tài sản vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2010 bằng 0,64 và

năm 2011 bằng 0,67 điều đó chứng tỏ tài sản cố định của Công ty chƣa đầu tƣ đổi mới kịp thời.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn năm 2011giảm so với năm 2010 là 1.001.871.402 đồng, tƣơng ứng gảm 6,65%.

Nhƣ vậy, có thể nói tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty. Do nhu cầu của các hoạt động sản xuất, dịch vụ của công ty ngày càng đƣợc mở rộng với quy mơ lớn chính vì vậy mà cơng ty cần phải tăng cƣờng mua sắm các thiết bị, máy móc, phƣơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn...

b. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn

Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình biến động của nguồn vốn NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu I. Nguồn vốn, quỹ

II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm biết đƣợc khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Cơng ty cũng nhƣ mức độ, khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà cơng ty đang hay sẽ gặp phải, từ đó có những chính sách huy động vốn hợp lý.

Qua bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình biến động của nguồn vốn, thấy nguồn vốn của cơng ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là 31.421.489.549 đồng, tƣơng ứng là 24,7%. Trong đó:

* Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2011 tăng so với năm 2010 là 36.360.357.091

đồng, tƣơng ứng là 37,48%. Đồng thời tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 76,26% lên 84,07%. Điều này làm cho mức độ tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty có sự giảm sút, cụ thể:

- Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 35.452.368.223 đồng, tƣơng ứng 41,42%. Nếu nhìn vào bảng Cân đối kế tốn tác giả thấy việc tăng này chủ yếu là khoản vay dài hạn đến hạn hạn phải trả tăng từ 1.408.118.120 lên 4.603.089.424 đồng tƣơng đƣơng với 226,89%, tiếp theo là khoản phải trả ngƣời bán tăng từ 40.207.711.312 đồng lên 63.599.151.269 tức là tăng 58,18%, tiếp đến là sự tăng của khoản mục ngƣời mua trả tiền trƣớc tăng từ 3.065.763.288 đồng lên 8.771.023.013 đồng tƣơng đƣơng với 186.09% tiếp đến là khoản phải trả ngƣời lao động tăng từ 17.365.957.990 đồng lên 33.722.587.294 đồng tức là tăng 94,19%, và khoản mục quỹ khen thƣởng phúc lợi chuyển từ phần vốn chủ sở hữu sang nợ phải trả ngắn hạn làm cho nợ ngắn hạn tăng thêm 3.815.672.269 đồng. Bên cạnh đó cịn có khoản mục Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc, các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác cũng tăng nhẹ. Điều này cho thấy Công ty đã dùng khoản vay ngắn hạn để đầu tƣ trang trải cho tài sản ngắn hạn làm cho tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng lên so với năm 2010.

Bên cạnh các khoản mục nợ ngắn hạn tăng, cịn có khoản mục vay và nợ ngắn hạn năm 2011 giảm so với năm 2010, đó là do Cơng ty đã thanh tốn các

khoản vay và nợ ngắn hạn làm cho khoản mục này giảm từ 19.082.549.112 đồng về 0 đồng.

- Nợ dài hạn

Nợ dài hạn của Công ty năm 2011 so với năm 2010 cũng tăng 907.988.868 đồng tƣơng ứng là 7,96%. Nợ dài hạn tăng chủ yếu là do khoản mục dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng từ 3.100.000.000 đồng lên 4.143.598.864 đồng tức là tăng 33,66%.

* Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm so

với năm

2010 là 4.938.867.542 đồng tƣơng ứng là 16,35%. Mặt khác, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng giảm từ 23,59% xuống 15,94%. Việc giảm này là do Công ty đã mua lại số cổ phiếu của mình với trị giá 270.820.000 đồng, tiếp theo là khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái làm cho vốn chủ sở hữu giảm 1.637.271.126 đồng. Bên cạnh đó năm 2011 Cơng ty đã dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối năm 2010 là 8.518.347.250 và lợi nhuận thu đƣợc năm 2011 để bổ sung quỹ đầu tƣ phát triển và quỹ dự phịng tài chính, điều này đã làm cho quỹ đầu tƣ phát triển tăng từ 4.509.286.078 đồng lên 8.518.347.250 đồng tƣơng đƣơng với 88,91% và quỹ dự phịng tài chính tăng từ 2.095.000.418 đồng lên 3.096.269.633 đồng tức là tăng 47,79%.

Việc nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm so với năm 2010 là do; khoản mục quỹ khen thƣởng phúc lợi năm 2010 đƣợc phản ánh ở bên vốn chủ sở hữu thì đến năm 2011 đƣợc phản ánh ở bên nợ phải trả.Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì vốn đầu tƣ của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu (năm 2010 chiếm 50% và 59,46% năm 2011).

Bảng 2.3. Bảng phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Chỉ tiêu

I. Bố trí cơ cấu tài sản

1.Tài sản ngắn hạn

2. Tài sản dài hạn 3.Tổng tài sản

4. TS ngắn hạn/Tổng tài sản 5. TS dài hạn/Tổng tài sản

II. Bố trí cơ cấu Nguồn vốn

1. Nợ phải trả

2. NV chủ sở hữu

3. Tổng nguồn vốn 4. Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn

5. Vốn CSH/ Tổng nguồn vốn

(Nguồn: BCTC năm 2009, 2010, 2011 của Cơng ty Cổ phần may Đáp Cầu)

* Phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn

- Năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 56,41% trong tổng tài sản của công ty và

giảm 5,56% so với năm 2009, nếu so với năm 2009 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm 7,77%.

- Năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ nhanh hơn so với năm 2010 và

2009, năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 69,06% trong tổng tài sản và tăng 52,66% so với năm 2010, còn tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng 12,65%. Tài sản ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Nhƣ đã phân tích ở trên ngun nhân là do Cơng ty tăng các khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền, cá khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho. Bên cạnh đó thì khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm mạnh.

Qua 3 năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản có năm tăng, có năm lại giảm nhƣng sự thay đổi mạnh nhất diễn ra vào năm 2011 tăng nhanh so với 2 năm trƣớc đó.

* Phân tích tỷ trọng tài sản dài hạn

- Năm 2010 tỷ lệ tài sản dài hạn trong tổng tài sản là 43,59% so với năm 2009

thì tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản tăng 7,77%, nguyên nhân là do TSCĐ và các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn năm 2010 tăng so với năm 2009 với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Tài sản dài hạn của Công ty trong năm 2010 tăng là do Công ty tiếp tục mua sắm đầu tƣ thêm thiết bị văn phịng. Về tỷ suất đầu tƣ tài chính dài hạn năm 2010 tăng so với năm 2009.

- Năm 2011 tỷ lệ tài sản dài hạn chiếm 30,94% trong tổng tài sản giảm 12,65%

so với năm 2010, việc giảm này là do Công ty tiến hành nhƣợng bán tài sản cố định đã cũ và lạc hậu. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất trong thời kỳ đổi mới này thì Cơng ty cần chú trọng đến việc đầu tƣ, đổi mới tài sản cố định nhất là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất... Bên cạnh việc giảm tài sản cố định, trong năm 2011 các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn lại giảm.

*Phân tích tỷ suất nợ

Qua 3 năm thì tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn tƣơng đối cao, Năm 2010 nợ phải trả chiếm 76,26% trong tổng nguồn vốn giảm 4,39% so với năm 2009. Nhƣng đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ phải trả chiếm 84,06% trong tổng nguồn vốn tăng 7,81% so với năm 2010 việc tăng này là do công ty chiếm dụng đƣợc trong khâu thanh tốn.

Năm 2011, tỷ suất nợ của Cơng ty chiếm tỷ lệ hơn cao hơn 2 năm 2010, 2009, Nợ phải trả năm 2011 tăng 34,48% so với năm 2010 trong khi tổng nguồn vốn tăng 24,69% chứng tỏ tốc độ tăng nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Cơng ty đã sử dụng địn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho Cơng ty, nhƣng

mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nợ quá nhiều Cơng ty có thể mất khả năng chi trả. Do đó Cơng ty đã có những biện pháp giảm tỷ suất nợ.

* Phân tích tỷ suất tự tài trợ

- Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ của Công ty chiếm 23,74% và tăng 32,06% so

với năm 2009. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.

- Năm 2011 tỷ suất tự tài trợ của Công ty là 15,93% và giảm so với cả 2 năm

trƣớc, so với năm 2010 giảm 7,81%. Việc giảm này do công ty mua lại cổ phiếu quỹ và bị lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm 16,48% so với năm 2010 trong khi đó tổng nguồn vốn lại tăng việc tăng này là do khoản nợ phải trả tăng.

Tuy nhiên tỷ suất tự tài trợ qua 3 năm chƣa cao điều đó thể hiện tính độc lập và tự chủ về mặt tài chính cịn hạn chế.

2.2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Dựa vào các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và áp dụng phƣơng pháp so sánh để tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Đáp Cầu qua bảng 2.4.

Dựa vào kết quả phân tích trên có thể biết đƣợc các thơng tin về sự tăng giảm của các chỉ tiêu nhƣ: doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận trƣớc và sau thuế… và xác định đƣợc nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu đó. Điều này giúp nhà quản lý thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhƣ thế nào. Qua việc phân tích đó, thấy đƣợc chính sách phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mơ có hiệu quả khơng.

Bảng 2.4: Bảng phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần may Đáp Cầu

Chỉ tiêu

1. DT bán hàng hóa và CCDV

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. DT thuần bán hàng và CC DV

4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty dệt may tình huống tại công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 69 - 95)

w