Hoạt động giảm nghèo tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 39 - 42)

1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững tại một số địa phương và bài học cho tỉnh

1.3.1. Hoạt động giảm nghèo tại một số địa phương

1.3.1.1. Vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên thuộc lãnh thổ phía Nam Trung Bộ Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích là 54.474 km2 (chiếm 16,8% diện tích của Việt Nam), dân số năm 2003 là 4,526 triệu người, mật độ dân số trung bình là 81,3 người/km2 với 45 dân tộc khác nhau. Tây Nguyên là vùng nghèo thứ hai trong toàn quốc (Tỉ lệ nghèo là 18,7% năm 2003). Xét về điều kiện tự nhiên, các điều kiện về tài nguyên như đất đai, nguồn nước, điều kiện về cơ sở hạ tầng, khả năng giao lưu hàng hóa, trao đổi văn hóa thì Tây Ngun có nhiều lợi thế hơn so với Tây Bắc nhưng tỉ lệ nghèo đói là tương đương nhau.

Nghèo đói ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung ở bộ phận dân cư thuộc vùng núi cao, vùng đồng bào ít người, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm rừng. Nếu xét theo nghề nghiệp thì khu vực nơng nghiệp vẫn là khu vực có tỷ lệ nghèo cao hơn cả đối với Tây Nguyên tỷ lệ nghèo lao động trong khu vực nông nghiệp biến động từ 69% năm 1993 xuống 52,7 năm 1998 và lại tăng lên 57,9% năm 2002, trong khi chỉ số này của toàn quốc giảm khá đều từ 66,1% xuống 38,9% cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu so với các vùng nghèo nhất toàn quốc như Tây Bắc và Bắc

Trung Bộ thì trong những năm vừa qua Tây Nguyên đã giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo tốt hơn.

Đây là kết quả của việc tập trung các nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và các chính sách giảm nghèo Tây Nguyên. Nhà nước có những hỗ trợ về định canh, định cư, phát triển kinh tế - xã hội miền núi, quy hoạch dân cư và tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp sản xuất, xây dựng các trung tâm cụm xã, phát triển thương mại miền núi, hỗ trợ thuốc chữa bệnh, cước vận chuyển, trợ giá những mặt chính sách. Đặc biệt, Chính Phủ đã tập trung chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay tín dụng cho người nghèo với lãi xuất thấp (0,5%/tháng) chỉ phải tín chấp thơng qua các tổ chức tương trợ, tổ vay vốn. Ngồi ra, Ngân hàng Chính sách xã hội cịn cho vay qua quỹ quốc gia giải quyết việc làm và cho đối tượng nghèo vay xuất khẩu lao động. Người nghèo đã được tiếp cận khá công bằng về cơ hội hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và cải thiện thu nhập, được giải quyết nhu cầu đất sản xuất, đất ở và cải thiện nhà ở. Các chính sách chủ yếu hỗ trợ người nghèo:

- Các chính sách hỗ trợ về nhà ở: đồng bào nghèo, người có cơng với cách mạng, đồng bào dân tộc được hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở bằng vật liệu (toàn bộ phần mái nhà) với mức hỗ trợ trung bình 1,5 triệu đồng cho sửa chữa và 15 triệu đồng cho xây mới một ngơi nhà.

- Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp áp dụng cho tất cả các xã đặc biệt khó khăn.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục dưới hình thức miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, cấp vở miễn phí và cấp sách giáo khoa dùng chung.

- Chính sách hỗ trợ về y tế: phương thức hỗ trợ về y tế cho bệnh nhân nghèo ba loại: khám chữa bệnh miễn phí, đầu tư miễn phí và hỗ trợ tiền ăn tại bệnh viện tuyến huyện với mức 5000đ/ngày và cấp thuốc chữa bệnh cho các

Chính sách an sinh xã hội thực hiện bằng việc trợ cấp thương xuyên bằng tiền hoặc bằng gạo với mức trung bình 15kg/người/tháng, cứu đói giáp hạt, hỗ trợ giống cây lương thực và hoa màu.

- Cùng với việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo đối với các vùng đặc biệt khó khăn thì các Tỉnh ủy cũng ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đơi với xóa đói giảm nghèo từ cấp tỉnh đến các địa phương cấp cơ sở. Thông qua nhiều biện pháp như hỗ trợ phát triển sản xuất, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, hướng dẫn cách thức làm ăn...để nhân dân tự vươn lên thoát nghèo, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Những chính sách kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với những dự án xóa đói giảm nghèo đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các tỉnh Tây Ngun. Thơng qua các chính sách cụ thể đã tác động trực tiếp đến các đối tượng nghèo, kinh tế của các hộ đã thay đổi theo hướng tích cực, sản xuất ổn định, các nhu cầu về ăn, mặc ở, y tế, giáo dục đã được đảm bảo về cơ bản, tỷ lệ hộ nghèo giảm hẳn xuống. Đến năm 2009 tỉ lệ nghèo chỉ còn trên 11%.

Để thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với cả nước, khu vực tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai đã giải quyết vấn đề giảm nghèo cụ thể sau:

- Xây dựng cơ chế, chính sách và chiến lược phát triển có tầm nhìn dài lâu và phân cấp, phân quyền nhằm cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng hóa chủ lực và xây dựng nền văn hóa mới của vùng núi phía Bắc, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao, biên giới. Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể đối với vùng núi phía Bắc nhằm tăng cường quản lí hoạt động thương mại, du lịch để tăng cường trao đổi hàng hóa.

- Đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp bao gồm cả đất rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân sử dụng dựa trên luật bảo vệ và phát triển rừng và hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là vùng Tây Bắc, gắn liền các nhà máy thủy điện.

- Để đảm bảo an ninh lương thực, chính sách ưu tiên là ứng dụng khoa học công nghệ và đặt trọng tâm vào các cán bộ khoa học cơ sở, hộ gia đình nhằm nâng cao năng xuất lao động và năng xuất cây trồng vật nuôi, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới gắn với đồng bào dân tộc ít người.

- Xây dựng chính sách ưu tiên sử dụng thuế tài nguyên của ngành thủy điện, thủy lợi và khai khoáng vào xây dựng rừng đầu nguồn và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong vùng đầu nguồn, đặc biệt nơi đồng bào tái định cư, tạo nên động lực quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, phục vụ mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn.

- Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ nhân dân sinh sống trên miền núi, vùng cao, biên giới, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người được hưởng lợi thực sự từ kết quả tăng trưởng kinh tế và phát triển về y tế, giáo dục, thị trường mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng, nhà ở.

- Thực hiện chính sách đặc thù với từng vùng khó khăn, huy động nguồn lực đầu tư cho các vùng trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như vùng các huyện nghèo (Chương trình 30a), vùng các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w