Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 49 - 50)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Dân số tồn tỉnh hiện có trên 75,6 vạn người, gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Mơng chiếm 31,92%, dân tộc Tày chiếm 23,18%, dân tộc Dao chiếm 15,14%, dân tộc Kinh chiếm 13,37%, còn lại là các dân tộc khác. Dân cư phân bố không đều, mỗi vùng mang một nét riêng về KT-XH và phong tục, tập quán.

Vùng cao núi đá phía Bắc là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào Mơng và một số dân tộc ít người khác; có thế mạnh phát triển đại gia súc, đặc biệt là chăn ni bị, tập qn sản xuất chủ yếu trồng ngô trên đất dốc và nương hốc đá, năng suất đạt thấp, đời sống của đồng bào khu vực này rất nghèo, có 62/68 xã đặc biệt khó khăn.

Vùng cao núi đất phía Tây cư trú chủ yếu là đồng bào Dao, Nùng và La chí; tập quán sản xuất chủ yếu là trồng ngô, lúa trên đất nương ruộng bậc thang; thế mạnh của vùng là phát triển các loại cây công nghiệp như chè san tuyết, đậu tương; có 41/44 xã đặc biệt khó khăn.

Vùng núi thấp là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Kinh và dân tộc Tày, cây trồng chính là lúa, chè, cây ăn quả; khu vực này được coi là vùng động lực kinh tế của tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 6 huyện nghèo được đầu tư theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 140 xã và 98 thơn, bản đặc biệt khó khăn được đầu tư theo chương trình 135.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ ngành và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Chính quyền, sự phối kết hợp của các ngành, sự cố gắng nỗ lực khơng ngừng vượt khó đi lên của nhân dân các dân tộc Hà Giang. Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng và đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kết quả cụ thể năm 2013 như sau: Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nơng lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,79%, công nghiệp - xây dựng chiếm 25,92%, dịch vụ chiếm 36,29%; tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 1.500 tỷ, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 38,6 vạn tấn. Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. An ninh - Quốc phịng được đảm bảo.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Giang hiện vẫn là tỉnh khó khăn nhất cả nước, gần 90% ngân sách chi thường xuyên hàng năm của tỉnh là do ngân sách Trung ương hỗ trợ. Đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể, song vẫn đang ở mức thấp, cơ sở hạ tầng vẫn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao nhất cả nước, hết năm 2013, tồn tỉnh cịn 26,95% số hộ trên địa bàn thuộc diện hộ nghèo.

Với những đặc điểm kinh tế xã hội đã phân tích trên, có thể thấy rất rõ những khó khăn và bất lợi cho công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w