1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững tại một số địa phương và bài học cho tỉnh
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang
Từ thực tiễn hoạt động giảm nghèo bền vững ở một số vùng và trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về việc giảm nghèo bền vững cho tỉnh Hà Giang như sau:
Thứ nhất, thực hiện lồng ghép tổng hợp các chính sách hỗ trợ đầu tư
như vậy mới khắc phục được tình trạng chồng chéo, manh mún trong sử dụng nguồn vốn và huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng.
Thứ hai, có chính sách thống nhất và đồng bộ, tấn cơng tồn diện vào
nghèo đói. Có chính sách cụ thể hỗ trợ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ có như vậy mới đảm bảo khắc phục được những tồn tại hạn chế trong tổ chức và thực hiện giảm nghèo bền vững, đẩy lùi sự gia tăng về khảng cách thu nhập giữ các vùng.
Thứ ba, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo việc
làm, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. Nếu thực hiện được vấn đề này, sẽ giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với các dich vụ xã hội tốt hơn, thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào vùng khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội giao lư trao đổi hàng hóa, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
Thứ tư, trao quyền nhiều hơn cho cấp cơ sở trong việc thực hiện công
tác giảm nghèo. Tuyên truyền cho người dân hiểu, đặc biệt là các hộ nghèo có ý thức vươn lên tự thốt khỏi nghèo đói. Bời vì, muốn giảm nghèo bền vững, khơng ai khác mà là chính bản thân người nghèo, địa phương nghèo phải trực tiếp tham gia vào q trình thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp giảm nghèo mới đêm lại sự bền vững.