1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng.
1.2.1.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro nói chung của một ngân hàng được xác định là một loạt các chính sách được ban hành nhằm theo dõi các hoạt động có thể gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng và đề ra các biện pháp hữu hiệu xác định, kiểm soát và giảm thiểu được rủi ro này. Như vậy, quản lý rủi ro và đặc biệt quản lý rủi ro tín dụng giúp bảo vệ ngân hàng, các cổ đơng và người gửi tiền. Cịn có thể hiểu quản lý rủi ro tín dụng là q trình chấp nhận rủi ro có sự tính tốn trước. Các ngân hàng ln đánh giá cao cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và năm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Từ đó có thể đưa ra khái niêm: “Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của ngân hàng
thương mại bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng, thực thi các biên pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra”.
Như vậy, hồn thiện quản lý rủi ro tín dụng là làm cho q trình quản lý rủi ro tín dụng được trọn vẹn, đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn, hiệu quả ngày càng cao.
1.2.1.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng.
* Ngun tắc khơng có rủi ro thì khơng có lợi nhuận.
Kinh doanh tín dụng ln ln có rủi ro, bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào cũng vậy, kinh doanh mà khơng có rủi ro thì khơng thể tạo ra lợi nhuận tối đa. Đối với NHTM đó chính là việc tính tốn xác định rủi ro và mức độ của nó, để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và đưa ra mức giá (lãi suất) phù hợp, sao cho bù đắp được các chi phí (đặc biệt là chi phí dự phịng rủi ro và có lãi).
* Nguyên tắc phân tách người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro.
Các đơn vị kinh doanh tín dụng, nơi phát sinh rủi ro cần phải được tách riêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ giám sát và hạn chế rủi ro. Hai bộ phận
này có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nếu được thực hiện bởi cùng một bộ phận thì mục đích kiểm sốt rủi ro khơng cịn nữa hoặc việc kinh doanh sẽ không hiệu quả.
* Ngun tắc cơng khai.
Rủi ro có thể nhìn thấy và phát hiện được trừ khi cố tình che dấu nó. Ngân hàng nên tạo ra các chính sách khuyến khích cho các nhân viên phát hiện rủi ro và báo cáo công khai các rủi ro thì mới có ý thức và động lực nhằm hạn chế những rủi ro đó.
*Nguyên tắc tuyệt đối tn thủ.
Một quy trình chính sách quản lý rủi ro hoàn hảo chưa phải là đảm bảo cho việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng, mà điều quan trọng là tất cả cán bộ ngân hàng phải tuyệt đối tn thủ quy trình và chính sách của ngân hàng.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng.
a/ Nhân tố khách quan -Mơi trường tự nhiên
- Môi trường kinh tế: không ổn định, biến động bất thường về tỷ giá, lãi suất ngồi tầm kiểm sốt của Ngân hàng.
-Môi trường pháp lý chưa đồng bộ. b/ Nhân tố chủ quan
* Từ phía Ngân hàng
- Cơ sở dữ liệu: Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng chưa đạt yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất.
- Con người: cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chưa nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ.
-Kiểm soát nội bộ
-Nguồn lực của ngân hàng
-Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng * Từ phía khách hàng
-Khách hàng có chủ đích lừa đảo, gian lận ngân hàng dẫn đến cung cấp
thơng tin khơng chính xác.
-Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ.
1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng.
1.2.3.1. Phân tích, xác định rủi ro.
Người quản lý rủi ro tín dụng phải phân tích và xác định được các loại rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp. Rủi ro tín dụng Rủi ro xét duyệt (liên quan đến việc thẩm định, xét duyệt cho vay)
Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
(Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – Nguyễn Văn Tiến) 1.2.3.2. Đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng
Việc đánh giá các rủi ro tín dụng dựa vào các mơ hình định tính và định lượng.
a/ Mơ hình định tính
* Mơ hình định tính truyền thống: là dựa vào đánh giá chủ quan của
người cho vay căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để phân loại khách hàng + Khách hàng A: là loại khách hàng có uy tín, đội ngũ quản lý có kinh
nghiệm, chun nghiệp, hoạt động có hiệu quả. Về tình hình tài chính: thơng tin tài chính có chất lượng tốt, lành mạnh, thường xun có số tiền gửi lớn tại ngân hàng. Doanh thu của công ty luôn ở mức cao và có mức độ tăng trưởng liên tục. Khả năng thanh tốn nợ tốt, dịng tiền lưu thơng lớn và có lãi gộp, có đầy đủ các thơng tin về các khoản có thua lỗ và có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Hoạt đông trong môi trường kinh doanh năng động, môi trường kinh tế an tồn ổn định, và mơi trường pháp lý thuận lợi. Phạm vi hoạt động của kinh doanh tốt, sản phẩm đa dạng và có uy tín cao trong nước, quốc tế.
+ Khách hàng loại B: khách hàng có uy tín, kinh nghiệm trong những ngành cụ thể. Về thơng tin tài chính: các báo cáo được kiểm tốn tuyệt đối, thường xun có các khoản tiền gửi (tuy khơng lớn) tại ngân hàng. Khách hàng có doanh thu lớn với tốc độ tăng trưởng khá, viễn cảnh tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trên mức trung bình và khả năng thanh tốn nợ tốt. Khách hàng có doanh thu và lưu chuyển tiền tệ tích cực nhưng khơng đều, khả năng kiếm sốt thơng tin cịn hạn chế, có một số khoản lỗ nhưng kiểm sốt được. Về mơi trường kinh doanh: khách hàng có mơi trường kinh doanh khá ổn định nhưng mức cạnh tranh thấp, có ý nghĩa đối với nền kinh tế trong nước hoặc xuât khẩu. Xu hướng phát triển khá tốt cùng với sự phát triển của
nền kinh tế và có thị phần khá trong nội bộ ngành, sản phẩm, hoạt động đa dạng nhưng có thể chịu ảnh hưởng của chu kỳ.
+ Khách hàng loại C là khách hàng mà kinh nghiệm quản lý ở mức vừa phải, cịn hạn chế, nội bộ cơng ty còn mâu thuẫn, quyền lợi và nghĩa vụ chưa thống nhất. Về thơng tin tài chính, các số liệu tài chính được kiểm tốn theo quy định hoặc khơng được kiểm tốn, doanh thu khơng ổn định, biến động khá mạnh. Tỷ lệ nợ trên VCSH, doanh thu và luân chuyển tiền tệ ở mức trung bình nhưng có thể kiểm sốt được. Rất khó nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác khác. Về môi trường kinh doanh khơng ổn định, thậm chí là biến động lớn. Khách hàng kinh doanh trong những ngành lâu năm, ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế và có xu hướng xu hướng đi xuống, chiếm thị trường không đáng kể, sản phẩm của khách hàng đơn lẻ mang tính chu kỳ lớn.
* Mơ hình 6C về rủi ro tín dụng: Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu
tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh tốn khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh - 6C” của khách hàng bao gồm: Tư cách người vay
(Character); Năng lực của người vay (Capacity); Vốn (Capital); Thu nhập của người vay (Cashflow); Bảo đảm tiền vay (Collateral); Các điều kiện (Conditions).
Việc sử dụng mơ hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mơ hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thơng tin thu nhập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.
b/ Mơ hình định lượng
* Mơ hình xếp hạng của Moody’s and Standard & Poor’s.
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất. Moody và Standard &
Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, các hạng sau thì khơng nên đầu tư, cho vay.
* Mơ hình điểm số Z.
Mơ hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay - X; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong q khứ, mơ hình được mơ tả như sau:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 (1) Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản” X2: tỷ số “lợi nhuận tích luỹ/ tổng tài sản”.
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”. X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”. X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.
1, 8 < Z < 3: Không xác định được.
Z > 3: Khách hàng khơng có khả năng vỡ nợ.
Bất kỳ cơng ty nào có điểm số Z < 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Ưu điểm: kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm: Mơ hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và khơng có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
c/ Mơ hình áp dụng hiên nay tại các NHTM Việt Nam
* Mơ hình định tính: Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các
hàng thường sử dụng mơ hình định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám sát các khoản nợ vay.
*Yếu tố 1: Thẩm định cho vay: nhìn chung các ngân hàng đều có quy định về quy trình thẩm định khoản vay bao gồm các yếu tố cơ bản: thẩm định tính pháp lý, kiểm tra tư cách pháp nhân của khách hàng vay, hồ sơ vay vốn, kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng có hợp pháp khơng. Thẩm tra uy tín của khách hàng vay vốn, năng lực quản lý, điều hành của khách hàng hay là ban quản lý doanh nghiệp, về phẩm chất đạo đức, thiện chí, uy tín trong giao dịch. Thẩm tra về khả năng tài chính, năng lực hoạt động, thẩm tra về tính hiệu quả của phương án vay vốn; Thẩm tra về nguồn trả nợ; Thẩm tra về tài sản thế chấp khoản vay.
* Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng: các ngân hàng hầu hết đều có quy trình tín dụng riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung nhất đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng là:
- Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định.
- Xây dựng chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra bao gồm: Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn; Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo; Tính đầy đủ và hợp lệ của HĐTD, đảm bảo tính hợp pháp để sở hữu các tài sản khi người vay khơng trả được nợ; Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng; Đánh giá xem khoản tín dụng có tn thủ chính sách cho vay của ngân hàng; Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn vì chúng có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng tài chính của ngân hàng; Quản lý thường xun, chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay;
Hiện nay, ở một số ngân hàng áp dụng mơ hình định tính QCA để đánh giá rủi ro tín dụng. Đó là mơ hình gồm hệ thống các câu hỏi định tính đánh giá khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ lên một hệ thống câu hỏi khác nhau. Sau khi nhập thông tin khách hàng, hệ thống sẽ cho kết quả khách hàng hạng A hay B hay C, ví dụ: với A là mức độ rủi ro thấp thì hạn mức sẽ cao hơn.
* Mơ hình cho điểm tín dụng: Hiện nay, các ngân hàng sử dụng chủ
yếu là mơ hình cho điểm để lượng hóa rủi ro tín dụng khách hàng. Các mơ hình cho điểm tín dụng số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hóa xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức rủi ro khác nhau.
Ưu điểm: Mơ hình điểm tín dụng có ưu thế hơn các phương pháp truyền thống ở chỗ nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các các đơn xin vay với chi phí thấp khách quan, vì vậy góp phần tích cực trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Mơ hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhược điểm: Mơ hình khơng thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
Đa số các NHTM Việt Nam đều đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quy định số 57/2005/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 20/01/2005 [21] làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng cũng như đánh giá rủi ro tín dụng. Tuy nhiên đa số các NHTM cũng mới chỉ bước đầu ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại và ra quyết định tín dụng với khách hàng vay vốn chứ chưa khai thác hệ thống này để lượng hóa rủi ro.
Hiệp ước Basel II khuyến khích các ngân hàng sử dụng các cách tiếp cận và mơ hình đo lường rủi ro tín dụng để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín
dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR. Một cách tổng quát VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước. VaR cho phép chúng ta tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời câu hỏi: “ Nếu năm sau là một năm khơng thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một đô tin cậy cho trước”, từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này. Việc lượng hóa rủi ro tín dụng thường được thực hiện bằng các phần mềm để tiện sử dụng cho các NHTM, phổ biến nhất là phần mềm Credit Metrics và phần mềm KMV.
1.2.3.3. Xác định biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
Trên cơ sở phân tích xác định rủi ro, việc đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp là rất cần thiết. Sau đây là một số biện pháp cơ bản:
Biện pháp 1: Phân tích ngành kinh doanh, thơng qua phương pháp này