Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chế tạo điện cơ (Trang 41 - 44)

1.5.1 Nhân tố bên trong

1.5.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Đây là yếu tố mang tính chất quyết định đối với hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó là yếu tố cơ bản để đảm bảo cho yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, giữ uy tín cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thâm nhập vào những thị trƣờng khắt khe, nếu doanh nghiệp có khả năng là ngƣời dẫn đầu về công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ trong nghành.

1.5.1.2. Giá cả của hàng hóa:

Giá cả của hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ. Gía cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế đến cung cầu và do đó ảnh hƣởng đến tiêu thụ. Trong quy luật cung cầu thì nhân tố giá cả đóng vai trị tác động lớn tới cả cung cầu, chỉ có giá cả mới giải quyết đƣợc mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu.

Xác định đúng giá sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ, mức giá cả của mỗi mặt hàng cần có sự điều chỉnh trong suốt cả chu kỳ sống của sản phẩm. Tùy theo những thay đổi của quan hệ cung cầu và sự vận động của thị trƣờng, giá cả phải giữ đƣợc sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định giá đúng đắn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trƣờng, đảm bảo thu đƣợc lợi nhuận tối đa, nếu doanh nghiệp có chính sách giá tốt, có lợi thế về giá so với đối thủ thì sẽ tạo điều kiện cho khả năng tiêu thụ và chiếm lĩnh thị trƣờng.

1.5.1.3. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp:

Điều quan tâm hàng đầu đối với nhà sản xuất cũng nhƣ đối vỡi ngƣời tiêu dùng là chất lƣợng sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm có thể đƣa doanh nghiệp đến đỉnh cao của doanh lợi cũng có thể đƣa doanh nghiệp đến bờ vực của phá sản, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngƣời ta cho rằng doanh nghiệp đạt cả danh và lợi khi sản phẩm có chất lƣợng cao, nó lằm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo khả năng sinh lời cao. Tạo ấn tƣợng tốt, sự tin tƣởng của khách

hàng đối với doanh nghiệp làm cho uy tín của doanh nghiệp khơng ngừng tăng lên. Mặt khác nó có thể thu hút thêm khách hàng, giành thắng lợi trong cạnh tranh.

1.5.1.4. Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:

Thi trƣờng tiêu thụ là yếu tố đầu ra ảnh hƣởng trực tiếp tới sự tăng trƣởng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thị trƣờng giúp cho doanh nghiệp đƣa ra quyết định đúng đắn về đầu tƣ sản phẩm, giá cả và nắm bắt những thay đổi của thị trƣờng. Thị trƣờng đầu vào ảnh hƣởng đến giá thành, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Vậy công tác nghiên cứu thị trƣờng là quan trọng, cần thiết nếu công tác nghiên cứu thị trƣờng của doanh nghiệp tốt sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tăng uy tín cho doanh nghiệp.

1.5.1.5. Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản lý và công nhân. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức. Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến năng lực, trình độ chun mơn, sức sang tạo của ngƣời lao động, ngƣời lãnh đạo địi hỏi phải có trình độ tổ chức và quản lý, nắm vững nội dung và nghệ thuật quản trị, có phƣơng pháp quản trị hợp lý tạo ra sự hài hòa giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Ngƣời lao động địi hỏi phải có tay nghề cao, vững chun mơn đảm bảo tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao và chi phí thấp. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và cho doanh nghiệp.

1.5.1.6. Tình hình tài chính của doanh nghiệp:

Tình hình tài chính của doanh nghiệp trong hiện tại là khả quan hay khó khăn. Tình hình tài chính khả quan sẽ đảm bảo cho q trình tái sản xuất diễn ra liên tục, có nghĩa lâ tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ. Trƣờng hợp tài chính trục trặc sẽ dẫn đến khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, nó sẽ khơng cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng và các hoạt động nhằm làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.

1.5.2. Nhân tố bên ngồi

1.5.2.1. Mơi trường chính trị- luật pháp:

Đây là nhân tố vừa có tác động thúc đẩy vừa có tác động kìm hãm hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, nó bao gồm cả hệ thống chính trị, luật pháp trong nƣớc

và thế giới. Nhân tố này đóng vai trị làm nền tảng, cơ sở để hình thành các nhân tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Nó đƣợc thể hiện ở hệ tƣ tƣởng chính trị mà các quốc giấp dụng, các quy định mà các chính sách của quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chính sách của nhà nƣớc và quốc tế. Khi tham gia vào một hoạt động kinh doanh cụ thể doanh nghiệp phải phân tích nắm bắt những thơng tin về chính trị luật pháp của nhà nƣớc và quốc tế áp dụng cho trƣờng hợp đó. Những thay đổi vê quan điểm, đƣờng lối chính trị của quốc gia và của thế giới có thể mở ra hoặc làm sụp đổ thị trƣờng làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị gián đoạn, đảo lộn. Sự xung đột về quan điểm chính trị của các quốc gia, khu vực trên thế giới có thể làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế và dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

1.5. 2.2. Môi trường kinh tế- xã hội:

Đây là nhân tố có vai trị quan trọng nhất và quyết định nhất tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm nhiều nhân tố: Trạng thái phát triển của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nƣớc, xu hƣớng kinh tế của thế giới…Các nhân tố này dù là ổn định hay biến động đều ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp bởi nó thể hiện nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động. Mặt khác sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực cũng ảnh hƣởng sâu sắc đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

1.5. 2.3. Khách hàng:

Khách hàng đó là những ngƣời mua sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp và họ có ảnh hƣởng rất lớn thậm chí là lớn nhất tới kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa tại doanh nghiệp. Ngƣời tiêu dùng mua gì? Mua ở đâu? Mua nhƣ thế nào? ln ln là cau hỏi đặt ra trƣớc các nhà doanh nghiệp phải trả lời và chỉ có tìm cách trả lời câu hỏi này mới giúp cho các nhà doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Và khi trả lời đƣợc câu hỏi này, điều đó có nghĩa là doanh

nghiệp đã xác định đƣợc khách hàng mua gì? bán gì? bán ở đâu và bán nhƣ thế nào để đáp ứng khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp.

1.5.2.4. Nhà cung cấp( cung ứng ):

Nhà cung cấp cụ thể là các tổ chức hay cá nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhƣ: Nguyên vật liệu, tiền vốn, lao động và các dịch vụ cần thiết khác. Có vai trị rất quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng giá cả, phƣơng thức và các dịch vụ trong việc tổ chức giao nhận các vật tƣ cần thiết do đó ảnh hƣởng tới hoạt động tiêu thụ.

1.5.2.5. Các đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh có thể bao gồm nhiều cá nhân và tổ chức, trƣớc hết là các tổ chức kinh doanh. Hoạt động cạnh tranh rất đa dạng từ việc giành nhau thị trƣờng khách hàng đến những phân tích, nghiên cứu về các đặc điểm, về các lợi thế cũng nhƣ các điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Vì vậy, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố cạnh tranh, nó ảnh hƣởng rất lớn đến khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chế tạo điện cơ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w