Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty thăng long (talimex) giáo viên hướng dẫn nguyễn thu hiền sinh viên thực hiện nguyễn thị thu giang (Trang 25 - 28)

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Thăng Long (TALIMEX)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Tiền thân là “Xí nghiệp sản xuất máy khâu Hà Nội”, đến năm 1994, xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Thăng Long với tên giao dịch là TALIMEX.

Cơng ty có hai cơ sở sản xuất sau:

Cơ sở 1 tại 43 đường Giảng Võ - Ba Đình-Hà Nội. Điện thoại: 04.8.432.902 – 04.8.430.492.

Fax: 04.7.365.262.

E-mail: Talimex@hn.vn.vn.

Cơ sở 2 đặt tại Khương Trung -Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại: 04.5.652.859.

Fax: 04.5.652.860.

Công ty Thăng Long được thành lập vào ngày 03/10/1973 theo quyết định số 199/UBQP của UBND thành phố Hà Nội có nhiệm vụ nghiên cứu và chế thử máy khâu gia đình. Lúc này, xí nghiệp gồm 30 người trong đó có nhiều kỹ sư và thợ bậc cao về cơ khí.

Trong những ngày đầu thành lâp xí nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn như:

Cơ sở lao động, vật chất nghèo nàn, thiết bị cần thiết đã cũ và không đồng bộ, nhà xưởng hư hỏng nhiều; trình độ cán bộ, cơng nhân phần lớn chưa hiểu nhiều về công nghệ sản xuất máy khâu.

Song với sự giúp đỡ của UBND thành phố Hà Nội cùng với sự cố gắng, nỗ nực của tồn bộ cơng nhân viên trong xí nghiệp nên đã khắc phục khó khăn và đã chế thử thành công sản phẩm máy khâu gia đình, ngay sau đó xí nghiệp đã cho sản xuất hàng loạt. Xí nghiệp đã cố gắng nâng dần sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm máy khâu. Năm 1978, xí nghiệp đã đạt sản lượng 300 máy khâu /năm. Đến năm 1987, xí nghiệp đã đạt được 2520 c/năm và chế thử thành công máy khâu công nghiệp.

Đến những năm 1988, 1989 do sự chuyển đổi của cơ chế thị trường làm nền sản xuất trong nước có nhiều biến động. Sản phẩm làm ra khơng bán được khiến cho xí nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc. Cơng nhân khơng có việc làm, đời sống cán bộ cơng nhân viên gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình cảnh đó, xí nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh để duy trì hoạt động của xí nghiệp và đảm bảo công ăn việc làm cho lao động trong xí nghiệp.

Đến năm 1992 xí nghiệp đã ngừng hẳn việc sản xuất máy khâu và chuyển sang ngành may mặc.

Năm 1994, xí nghiệp đổi tên thành cơng ty Thăng Long, và thực hiện theo quyết định số 338 về việc thành lập lại doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội, với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trong và ngoài nước.

Mặc dù bước đầu chuyển sang ngành may mặc, đối diện với nhiều khó khăn nhưng việc chuyển hướng kinh doanh lại là một trong những hướng đi đúng đắn của Công ty. Tại thời điểm mà nền kinh tế nước ta đang dần chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; Công ty đã có những triển vọng lớn, cụ thể là: Cũng như nhu cầu khác, nhu cầu về may mặc của người tiêu dùng cũng ngày một tăng lên sản phẩm của Cơng ty sản

xuất đã có thị trường tiêu thụ. Nhưng với số vốn ít ỏi ban đầu, đã gây nhiều khó khăn cho Cơng ty trong việc cải tạo, nâng cấp mẫu mã sản phẩm trong những năm đầu của thập kỷ 90.

Năm 1995, Công ty đã đầu tư cho sản xuất hai dây chuyền may mặc của Nhật Bản và Đài Loan bằng nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động. Đồng thời, cũng xây dựng và cải tạo lại nhà xưởng.

Trong 3 năm 1995, 1996, 1997 tình hình tài chính của Cơng ty rất khó khăn nên trong tháng 2/1998 nhà nước và UBND thành phố Hà Nội đã cấp cho Cơng ty tồn bộ tài sản cố định mà Công ty đã đầu tư trong 3 năm qua.

Năm 2002 là năm Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà Sở Công Nghiệp đã giao cho. Sản phẩm chính của Cơng ty lúc bấy giờ là áo T-shirt (áo sơ mi) được thiết kế sản phẩm trên vi tính, máy cắt dập liên hồn. Đồng thời Cơng ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất một số phụ liệu phục vụ cho nghành may như sản xuất khố đính, các loại cúc và ôzê, in dệt nhãn mác. Với thế mạnh năm 2002 đến 2003 Công ty đã mở rộng thị trường quốc tế, thị trường trong nước, phấn đấu nâng cao tỷ lệ hàng bán FOB bằng nguồn vật tư trong nước lên 70% tổng doanh thu hàng may mặc, phấn đấu thu nhập bình qn năm của cán bộ cơng nhân viên lên 850.000đ/người/tháng, phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kỹ thuật mà Sở Công Nghiệp giao cho.

Năm 2004, Cơng ty đã có một bước ngoặt quan trọng đó là Cơng ty đã tiến hành cổ phần hố.

Năm 2005, Cơng ty có số lao động 550 người và đạt được những kết quả cao.

Bảng số liệu 2.1 sẽ cho ta thấy trong 2 năm 2004-2005 hoạt động sản xuất của Công ty Thăng Long đã thu được những thắng lợi lớn, mang lại cho Công ty nhiều nguồn lợi đáng kể và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình thực hiện doanh thu

của Công ty Thăng Long trong 2 năm 2004 - 2005:

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Tổng doanh thu 20.700.000.000 22.200.500.000

Doanh thu thuần 19.136.750.340 21.012.415.000

Lợi nhuận gộp 2.642.138.000 2.875.693.500

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.007.250.450 1.572.640.845 Lợi nhuận khác 79.357.000 55.000.000

Tổng lợi nhuận trước thuế 1.086.607.450 1.627.640.845 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 185.455.000 202.604.545

Lợi nhuận sau thuế 901.152.450 1.425.036.300

Qua những chỉ tiêu trên (xem bảng 2.1), như vậy trong 2 năm 2004- 2005 tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty là có hướng phát triển tốt, các chỉ tiêu đạt được năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2004 chỉ tiêu tổng doanh thu là 20.700.000.000 đ thì sang tới năm 2005 đã tăng lên 22.200.500.000 đ (1.07 %). Các chỉ tiêu lợi nhuận cũng tăng hơn năm trước với tỷ lệ tương đối cao. Sở dĩ các chỉ tiêu tăng là do Công ty đã sử dụng các biện pháp tăng cường quản lý nâng cao năng suất lao động mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó mà trong những năm qua Cơng ty ln hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty thăng long (talimex) giáo viên hướng dẫn nguyễn thu hiền sinh viên thực hiện nguyễn thị thu giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)