Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần than vàng danh VINACOMIN (Trang 95 - 98)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần than Vàng

4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty

4.2.2.1 Nâng cao công tác quản lý TSCĐ

Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng. Trước hết, hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, khơng cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, TSCĐ đi thuê, đi mượn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Cơng ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xun, có hệ thống từ đó Cơng ty có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, khơng cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đưa phương tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tư mới TSCĐ.

Công ty cần đưa vào khai thác sử dụng phần mềm quản lý tài sản nhằm theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi những biến động tăng, giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Việc theo dõi này cần kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá TSCĐ hàng năm sẽ đảm bảo cơng tác quản lý tài sản được tồn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Khi đưa TSCĐ vào sử dụng, Công ty cần lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho Cơng ty tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản địi hỏi Cơng ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết cơng suất, duy trì được năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động.

Vì vậy, Cơng ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.

4.2.2.2 Tăng cường sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, mua sắm TSCĐ

Trước hết, Công ty cần xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết cơng suất của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng như thiệt hại do ngừng hoạt động.

Đối với các cơng trình xây dựng cơ bản dở dang, Cơng ty cần có biện pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi cơng, nhanh chóng hồn thành, đưa cơng trình vào sử dụng.

Đối với hoạt động đầu tư mua sắm đổi mới TSCĐ, cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lượng, chất lượng và tính đồng bộ của TSCĐ. Từ đó, Cơng ty xác định được nhu cầu về số lượng, năng lực và tính đồng bộ của TSCĐ trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự báo khả năng vốn của Công ty, Công ty cần tiến hành xây dựng chiến lược đầu tư TSCĐ. Chiến lược đầu tư ngoài việc xác định số lượng TSCĐ cần mua sắm còn phải xác định được trình độ cơng nghệ mà các TSCĐ đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

Tóm lại, làm tốt công tác mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản kết hợp với việc tăng cường quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp phương tiện, máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

4.2.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án

Trong thời gian qua, một số dự án đầu tư của Công ty mặc dù được đầu tư với lượng vốn và thời gian khá lớn song hiệu quả chưa cao do khả năng thẩm định dự án còn hạn chế và một số rủi ro khách quan mà Cơng ty khơng lường trước được. Vì thế, nâng cao hiệu quả cơng tác thẩm định dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

Trước hết, Công ty cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực chun mơn tốt về mặt tư vấn, thiết kế, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình. Cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án. Nếu họ có chun mơn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định mới đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chun mơn sâu mà cịn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.

Thứ hai, Cơng ty cần trang bị thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình

thẩm định dự án. Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thơng tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời.

Thứ ba, nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định phải đáng tin cậy. Bởi thẩm

định dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thơng tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Nếu những thông tin này khơng được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai.

Thứ tư, công tác tổ chức thẩm định phải khoa học. Do thẩm định được tiến hành

theo nhiều giai đoạn nên tổ chức cơng tác thẩm định có ảnh hưởng khơng nhỏ đến thẩm định dự án. Nếu công tác này được tổ chức tốt, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định dự án sẽ cao.

Ngồi ra, khi thẩm định dự án, Cơng ty cần kết hợp thẩm định tài chính với thẩm định kỹ thuật và thẩm định kinh tế xã hội. Trong đó, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính dự án là quan trọng nhất.

Trong thẩm định tài chính dự án, Cơng ty cần chú trọng những nội dung sau:

- Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ dự án.

- Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó, xác định dịng tiền của dự án.

- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án như: Giá trị hiện tại rịng, Tỷ lệ hồn vốn nội bộ, Chỉ số doanh lợi, Thời gian hoàn vốn.

- Đánh giá rủi ro trong dự án: đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Rủi ro tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án. Do vậy, thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng như đã định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần than vàng danh VINACOMIN (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w