Đặc điểm FDI của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI của nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 27 - 30)

1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO

1.2.1. Đặc điểm FDI của Nhật Bản

1.2.1.1. Nguyên tắc đầu tư

FDI của Nhật Bản nói chung thường được thực hiện theo nguyên tắc cơ bản là đầu tư vào lĩnh vực khai thác đối với những nước giàu tài nguyên thiên nhiên; đầu tư vào ngành sản xuất, chế tạo ở những nước có cả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực dồi dào; đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ đối với những nước có nền cơng nghiệp phát triển cao hơn.

Nguyên tắc này về thực chất phản ánh đặc điểm cơ cấu đầu tư hay đầu tư theo ngành của các nhà đầu tư Nhật Bản. Phần lớn FDI của Nhật Bản ở khu vực Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là đầu tư vào ngành sản xuất, chế tạo để tận dụng và khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động ở khu vực này.

1.2.1.2. Hình thức đầu tư

- Đầu tư theo chiều dọc

Xét về lý thuyết có thể thấy, trong tương quan với FDI của một số nước phát triển cao khác như Mỹ thì FDI được thực hiện theo chiều ngang, chủ yếu trong các ngành cơng nghiệp tập trung nhiều trí tuệ, những ngành cơng nghiệp địi hỏi cơng

nghệ cao như lọc dầu, dược phẩm, hố chất, máy móc cơng nghiệp lớn, thiết bị vận tải...

Trong khi đó FDI của Nhật Bản ở Việt Nam theo phương thức hoạt động của FDI theo chiều dọc, gắn liền với việc xuất khẩu hoặc thiết lập các cơ sở lắp ráp hay đại lý tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm cơ bản của FDI theo chiều dọc là nhằm tranh thủ những lợi thế cạnh tranh lớn ở các nước sở tại về chi phí nguyên vật liệu và lao động... và thường được thực hiện ở các nước đang phát triển. Chính vì vậy, có thể thấy một số lượng lớn các cơ sở sản xuất dưới dạng dây chuyền lắp ráp sản phẩm, hoặc hoàn thiện sản phẩm của Nhật Bản ở Việt Nam mà tiêu biểu là các dây chuyền lắp ráp xe máy và ô tô hay các thiết bị điện tử phục vụ sinh hoạt như TV, Casset, hoặc các dây chuyền cắt may quần áo

- Đầu tư theo hình thức tập thể

Dòng vốn FDI Nhật Bản thường đầu tư theo phương thức tập thể gồm các cơng ty con mà nịng cốt của nó là một cơng ty “mẹ”, một công ty đa quốc gia hay một công ty thương mại tổng hợp dạng Shogoshosa, hơn là thực hiện FDI theo phương thức một cơng ty đơn độc nhằm mục đích tối thiểu hố, hay chia sẻ rủi ro trong kinh doanh ở nước ngoài

Một đặc điểm nổi bật của đầu tư FDI Nhật Bản đó là đi kèm với một cơng ty đầu tư chính (cơng ty có vốn lớn, sản xuất sản phẩm cuối cùng, có thương hiệu) bao giờ cũng là một hệ thống các nhà đầu tư vệ tinh để sản xuất, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bán thành phẩm. Thơng thường, nhà đầu tư chính chỉ sản xuất những thiết bị chính, chủ yếu tạo nên linh hồn của thương hiệu đó cịn các chi tiết phụ thường được các nhà đầu tư vệ tinh cung cấp.

Ví dụ như trường hợp nhà đầu tư Honda sản xuất ơ tơ, xe máy ở Việt Nam thì Honda chỉ sản xuất một số chi tiết cơ bản như máy, khung xe ; còn lại có một hệ thống các nhà cung cấp khác về các bán thành phẩm như chi tiết nhựa (công ty Sojitz…), lốp xe (Cơng ty Inoe…), khóa xe (cơng ty Honda Lock)...

1.2.1.3. Phong cách quản lý kiểu Nhật Bản trong thực hiện các dự án FDI

Qua nghiên cứu cho thấy, FDI dưới dạng 100% vốn của Nhật Bản ngày càng có xu hướng tăng lên trong khu vực nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong các

liên doanh hay hình thức 100% vốn nước ngoài, FDI thường đi cùng với kiểu quản lý của Nhật Bản.

Các cơng ty Nhật Bản thường có xu hướng sử dụng nhiều chuyên gia Nhật Bản trong thời gian dài, họ không muốn các nước sở tại làm chủ hồn tồn cơng nghệ thông qua việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và chuyên gia của các nước sở tại. Đây là sự khác biệt rõ nét về phong cách quản lý kiểu Nhật Bản so với các nước Châu Âu và Mỹ, cũng như một số nước phát triển khác kể cả một số nước, vùng lãnh thổ thuộc NIC như Đài Loan. Trong hoạt động FDI của các liên doanh, các nước này thường có xu hướng nhanh chóng chuyển giao công nghệ thông qua việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và chuyên gia cho các cơng ty địa phương, nhanh chóng rút bớt chuyên gia về nước và đẩy nhanh quá trình chuyển giao cơng nghệ và bí quyết về quản lý.

Cách thức chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng có sự khác biệt. Các chuyên gia Nhật Bản thường chuyển giao thơng qua thực tế q trình sản xuất hàng ngày, từng bước cho các công nhân nước sở tại làm quen dần với các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất, phổ biến các phương pháp khắc phục.

Các quan điểm quản lý người lao động của Nhật Bản phổ biến dược áp dụng là: tôn trọng con người, tôn trọng các sáng kiến của công nhân, coi trọng thâm niên công tác và tuổi đời, đề cao tinh thần làm việc tập thể (tinh thần đồng đội trong công việc).

Một trong những đặc điểm nổi bật của các nhà đầu tư Nhật Bản là sự thận trọng trong tính tốn để đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài những yếu tố cơ bản thuần tuý vật chất, sự trung thực và tín nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao của các đối tác trong liên doanh cùng với những đòi hỏi về sự nhạy bén trong tiếp thu cơng nghệ và bí quyết quản lý của các chuyên gia phía đối tác cũng là một trong những điều kiện quan trọng góp phần vào quyết định FDI của Nhật Bản.

1.2.1.4. Quan hệ giữa FDI của Nhật Bản với ODA

Khi đề cập đến đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam, chúng ta không thể không đề cập đến các khoản vay viện trợ ODA của Nhật Bản

Trong các mối quan hệ thương mại, đầu tư trực tiếp và viện trợ, thì viện trợ được coi là lĩnh vực nhạy bén nhất đối với chính trị, chính vì vậy mà viện trợ thường phụ thuộc nhiều vào chính sách đường lối của chính phủ nước đầu tư. ODA, viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cũng không vượt ra khỏi giới hạn trên.

Thực tế cho thấy, ODA của Nhật Bản có mối quan hệ hỗ trợ rất chặt chẽ đối với FDI hoạt động trong nước. Các hình thức chủ yếu của ODA của Nhật Bản chủ yếu là cho vay với lãi suất ưu đãi, thời hạn thanh toán nợ dài; viện trợ khơng hồn lại và hợp tác kỹ thuật chiếm một tỷ lệ ít hơn.

Khác với mục đích của FDI là kinh doanh mang lại lợi nhuận, mục đích của ODA của Nhật Bản về thực chất là một yếu tố nhằm hỗ trợ cho FDI. ODA của Nhật Bản thường đi trước một bước so với FDI tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động FDI ở các nước tiếp nhận, hay còn gọi là vai trò “dọn đường” cho hoạt động này được thuận lợi hơn. Cùng với các biện pháp hỗ trợ khác, ODA là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp các nhà đầu tư Nhật Bản hạn chế được rủi ro trong hoạt động FDI.

Thực tế cho thấy, ở thời kỳ nào mà ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam ở mức cao thì đó cũng là thời điểm dòng vốn FDI của quốc gia này chảy vào nước ta có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI của nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w