Quan hệ chính trị kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI của nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 33 - 36)

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO

1.3.1. Quan hệ chính trị kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

đến năm 1992 khi Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam thì quan hệ giữa hai nước mới thực sự phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả kinh tế, chính trị, ngoại giao.

1.3.1.1. Quan hệ chính trị

Hàng năm, lãnh đạo cấp cao hai nước đều có các cuộc viếng thăm, tiếp xúc nhằm thúc đẩy, thắt chặt quan hệ hai nước theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Hai bên cũng đã ký Tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững” vào tháng 7/2004. Từ đó, mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển theo từng giai đoạn: từ “hướng tới đối tác chiến lược vì hịa bình và phồn vinh ở Châu Á” đến “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (Tinh thần của chuyến thăm và

làm việc Nhật Bản cấp nhà nước 11/2007 của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Thủ tướng Yasuo Fukuda) cho tới “làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước” theo nội dung cuộc hội đàm ngày 31/10/2011 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Nhật Bản…

Hai bên đã tạo dựng cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngồi đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao, hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng thường kỳ hàng năm. Tháng 5/2007, hai bên thành lập Ủy ban hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OEDC giúp Việt Nam về kỹ thuật...). Đồng thời, hai bên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, trong đó có Liên Hợp Quốc.

1.3.1.2. Quan hệ kinh tế:

Về thương mại: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ

năm1999. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu thô, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe máy, nguyên liệu dệt…Năm 2008 tổng kim ngạch hai chiều đạt mức kỷ lục là gần 17 tỷ

USD, vượt mức 15 tỷ USD vào năm 2010 như lãnh đạp cấp cao 2 nước thoả thuận trong Tuyên bố chung khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhật Bản tháng 10/2006. Tính tới cuối năm 2011, kim ngạch hai chiều đạt mức 21,18 tỷ USD. Nhật hiện là bạn hàng thứ 2 của ta sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu thứ 2 sau Mỹ. Hai nước cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật VJEPA (25/12/2008). Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật-ASEAN, VJEPA sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại hai nước.

Viện trợ phát triển chính thức ODA: . Hoạt động cấp ODA của Nhật Bản

được coi là bước trải đường cho doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản vào các nước đang phát triển đầu tư. Đối với Việt Nam, Nhật Bản đã cung cấp ODA cho nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, và đặc biệt trú trọng tới lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các cơng trình giao thơng và điện lực; phát triển nơng nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Nhật Bản đã và đang hỗ trợ nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn tại Việt Nam. Có thể kể tới một số dự án điển hình đã thực hiện như:dự án cảng biển tại Hải Phòng, Quốc lộ 5, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong quá khứ và Đường cao tốc Bắc Nam, Cảng Cái Mép - Thị Vải và Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, trong năm tài khóa 2011, Nhật Bản đã cung cấp 270 tỷ yên (3,4 tỷ USD) vốn ODA cho 16 dự án tại Việt Nam. Như vậy, thông qua hỗ trợ phát triển cở sở hạ tầng cứng mềm, hoàn thiện về thể chế và phát triển nguồn nhân lực, ODA của Nhật bản vào Việt Nam đã góp phần cải thiện mơi trường đầu tư ở Việt Nam.

Về Đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào Việt Nam: Năm 2005, làn sóng đầu tư mới

từ Nhật Bản bắt đầu vào Việt Nam và xu hướng sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn do nền kinh tế Nhật đang từng bước phục hồi, mở rộng vững chắc. Cuối năm 2011, con số

này lên tới 23,64 tỷ USD với 1669 số dự án, đứng thứ 3 trong số các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Singapore và Hàn Quốc). Đặc biệt, tính trong 5 tháng đầu năm 2012 tháng Nhật Bản đứng đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm nhiều nhất tại Việt Nam, với 3,68 tỷ USD (chiếm 69,1%).

Có thể nói với mối quan hệ kinh tế - chính trị vốn tốt đẹp giữa hai quốc gia, trong tương lai chắc chắn Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI của nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập WTO (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w