Tỷ lệ bƣớu cổ theo độ tuổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình bệnh bướu cổ ở học sinh từ 8 10 tuổi tại thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam năm 2009 (Trang 41 - 49)

- Theo phần mềm Epiinfo 6.04, Microsoft Excel 2003.

Hàm lƣợng iốt niệu ≥ 10 μg/dl

4.1.5 Tỷ lệ bƣớu cổ theo độ tuổ

Tổng số 60 học sinh có bƣớu cổ ở các độ tuổi, tỷ lệ học sinh có bƣớu cổ theo độ tuổi: 8 tuổi 4,87 %, tăng lên ở 9 tuổi 6,15 % và giảm xuống ở 10 tuổi 4,36 %. Nhƣng sự khác biệt các tỷ lệ trong khảo sát này là khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

So sánh bƣớu cổ theo độ tuổi có tính tƣơng tự một số vùng nhƣ: Duyên hải miền Trung có 8 tuổi: 5.0 %, 9 tuổi: 5,3 %, 10 tuổi: 5,2 %; Vùng Khu Bốn cũ 8 tuổi: 6,2 %, 9 tuổi: 7,3 %, 10 tuổi: 6,1 %.

So sánh bƣớu cổ theo độ tuổi là không tƣơng tự một số vùng nhƣ: vùng Tây nguyên có tỷ lệ bƣớu cổ 8 tuổi: 1,9 %, 9 tuổi: 5,6 %, 10 tuổi: 7,9 %; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 8 tuổi: 10,1 %, 9 tuổi: 8,7 %, 10 tuổi: 11,4 % [2].

Khảo sát này có tỷ lệ độ bƣớu cổ theo độ tuổi khác với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chính có tỷ lệ bƣớu cổ 8 tuổi: 4,48 %, 9 tuổi: 7,18 %, 10 tuổi: 8,69 % [8]; Khác với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, Nguyễn Tất Minh có tỷ lệ bƣớu cổ 8 tuổi: 4,69 %, 9 tuổi: 7,55 %, 10 tuổi: 9,71 % [12].

4.1.6 Phân bố độ bƣớu cổ theo tuổi

Năm 1979 WHO thông qua cách phân chia độ bƣớu là 5 độ: Độ 0, IA, IB, II, III. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cách khám và chia độ bƣớu cổ, và thƣờng gặp ở học sinh chủ yếu độ 0, IA, IB và độ II.

Từ tháng 11 năm 1999, WHO, ICCIDD, UNICEF đã đề nghị đơn giản hoá hệ thống chia độ bƣớu cổ thành 4 độ: Độ 0, độ I, độ II và độ III. Dựa vào mật độ của tuyến giáp để chia thành 3 thể bƣớu khác nhau, đó là thể lan toả, thể nhân và thể hổn hợp.

Qua điều tra này chúng tôi gặp bƣớu cổ ở HS độ 0 chiếm tỷ lệ 94,87 %; Độ I chiếm tỷ lệ 5,13 %.

HS 8 tuổi bƣớu cổ độ IA chiếm tỷ lệ 2,05 %; Bƣớu cổ độ IB chiếm tỷ lệ 2,82 %; HS 9 tuổi bƣớu cổ độ IA chiếm tỷ lệ 2,31 %; Bƣớu cổ độ IB chiếm tỷ lệ cao nhất 3,84 %; HS 10 tuổi bƣớu cổ độ IA chiếm tỷ lệ 2,56 %; Bƣớu cổ độ IB chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,79 %.

So sánh với nghiên cứu Nguyễn Thị Nga và cộng sự ở HS 8 tuổi bƣớu cổ độ IA cao hơn chiếm tỷ lệ 8,4 %; HS 9 tuổi bƣớu cổ độ IA chiếm tỷ lệ cao hơn 9,9 %; HS 10 tuổi bƣớu cổ độ IA chiếm tỷ lệ cũng cao hơn nhiều 11,0 %.

HS 8 tuổi bƣớu cổ độ IB thấp hơn chiếm tỷ lệ 1,2 %; HS 9 tuổi bƣớu cổ độ IB chiếm tỷ lệ thấp hơn 2,9 %; HS 10 tuổi bƣớu cổ độ IB chiếm tỷ lệ cũng cao hơn nhiều 3,2 % [28].

Độ I tƣơng tự độ IA và IB trƣớc đây; Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp phân bố tỷ lệ bƣớu cổ học sinh độ IA là 45 % và độ IB là 55 %, khơng có độ II, III, tất cả bƣớu giáp đều là thể lan tỏa, khơng có trƣờng hợp mắc bƣớu giáp thể nhân hoặc thể hỗn hợp.

Khảo sát của chúng tôi tƣơng tự với nghiên cứu của bệnh viện Nội Tiết Trung Ƣơng năm 2005 vùng Duyên Hải Miền Trung có tỷ lệ bƣớu cổ

độ I: 5,3 %, độ II: 0,1 %; Vùng Miền núi phía Bắc có tỷ lệ bƣớu cổ độ I: 4,1 %, độ II: 0 % [5]

Khảo sát của chúng tôi tƣơng tự với nghiên cứu của Hồ Hữu Tuấn với tỷ lệ bƣớu cổ độ I: 3,6 %, độ II: 0 % [31]

Khảo sát của chúng tôi không tƣơng tự với nghiên cứu của bệnh viện Nội Tiết Trung Ƣơng năm 2005 các vùng Đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ bƣớu cổ độ I: 3,3 %, độ II: 0,1 %; Khu Bốn cũ độ I: 3,0 %, độ II: 0,2 %; Tây Nguyên có độ I: 3,0 %, độ II: 0,1 %; Miền Đông Nam Bộ với tỷ lệ độ I: 2,7 %, độ II: 0,1 % ; Miền Tây Nam Bộ có tỷ lệ bƣớu cổ độ I: 3,5 %, độ II: 0,2 % [5].

Khảo sát của chúng tôi không tƣơng tự với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng với tỷ lệ bƣớu cổ độ I: 7,11 %, độ II: 0,35 % [12].

4.1.7 Tỷ lệ độ bƣớu cổ theo thể bƣớu

100 % học sinh mắc bƣớu cổ là thể lan tỏa (n = 60). Bƣớu cổ độ IA lan tỏa chiếm tỷ lệ 45 %; Bƣớu cổ độ IB lan toả chiếm tỷ lệ 55 %.

Khảo sát chúng tôi tƣơng tự với nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, Nguyễn Tất Minh tất cả là bƣớu thể lan tỏa [12], cũng nhƣ khảo sát của Nguyễn Văn Chính và Hồ Hữu Tuấn [7] [8] [31].

Điều tra của chúng tôi tƣơng tự với nghiên cứu của BVNTTƢ ( năm 2005) vùng Duyên Hải Miền Trung, vùng Khu Bốn cũ, Đông Nam Bộ, vùng miền núi phía Bắc. Khác với vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên [5].

4.2 Nồng độ iốt niệu

Gần nhƣ toàn bộ iốt thu nhập hằng ngày của cơ thể đều thải ra theo nƣớc tiểu, nên mức iốt niệu là chỉ số cần thiết và khách quan để đánh giá mức độ thiếu hụt iốt [30] [40]; Nói cách khác lƣợng iốt thải ra trong nƣớc tiểu hàng ngày phản ánh tình trạng thu nhập iốt của cơ thể, iốt niệu là một trong những chỉ tiêu sinh học hàng đầu để đánh giá tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng. Thông thƣờng khi mức thu nhập iốt hàng ngày dƣới 100μg thì sẽ gây bƣớu cổ [34].

Định lƣợng iốt niệu sẽ cung cấp những thông tin xác thực về sự điều chỉnh mức thu nhập iốt của cơ thể để từ đó có những xác định đúng đắn cho việc phòng chống các rối loạn do thiếu iốt ở các giai đoạn tiếp theo [8] [19] [31].

4.2.1 Kết quả xét nghiệm định lƣợng iốt niệu

Các số liệu về iốt niệu của các tập mẫu điều tra không phải lúc nào và tất cả đều tuân theo phân phối chuẩn. Các nhận định thƣờng hay gặp những số liệu bất thƣờng nằm ở cả hai đầu dãy số liệu: quá thấp hoặc quá cao. Trong những trƣờng hợp này, thì giá trị đặc trƣng của tập mẫu cần đƣợc chọn là trung vị và không nên dùng giá trị trung bình.

Có thể biểu thị hàm lƣợng iốt niệu dƣới ba hình thức: μg iod/24 giờ, μg iod/100ml nƣớc tiểu, μg iod/g creatinin. Lý tƣởng và thỏa mãn nhất vẫn là hình thức thứ nhất (μg iod/24 giờ), nhƣng trên thực tế lại rất khó thực hiện thực hiện khi thu thập mẫu tại cộng đồng. Hình thức thứ ba (μg iod/g creatinin) đã đƣợc sử dụng trong một thời gian dài, nhƣng nhiều tác giả

khuyên không nên dùng nữa, vì nó có thể đƣa lại những nhận định "đủ iốt giả" hoặc "thiếu iốt giả". Hình thức thứ hai (μg iod/100ml) đƣợc dùng phổ biến trong những năm gần đây, vì nó là đơn vị đo iốt niệu của những mẫu đƣợc lấy một cách ngẫu nhiên và rất dể thực hiện ngay tại hiện trƣờng khi đánh giá [19] [26] [36].

Trong điều tra chúng tôi xét nghiệm: n = 651 mẫu nƣớc tiểu, mắc iốt niệu trung vị là 14,18 μg/dl nƣớc tiểu. Theo chƣơng trình mục tiêu phịng chống bƣớu cổ để thực hiện thanh tốn các rối loạn thiếu hụt iốt vào năm 2005 của quốc gia, thì mức iốt niệu trung vị này thuộc vùng khơng có tình trạng thiếu iốt.

Theo tiêu chuẩn phân vùng thiếu iốt của WHO/ICCIDD năm 1993, thì ngồi giá trị trung vị của iốt niệu, tỷ lệ số mẫu có nồng độ iốt trên 10 μg/dl phải đạt trên 50 % và tỷ lệ số mẫu có nồng độ iốt dƣới 5 μg/dl chỉ cho phép dƣới 20 % thì đƣợc gọi là vùng không thiếu iốt [18] [19] [40].

Với kết quả chúng tơi có 113 mẫu nƣớc tiểu, chiếm tỷ lệ 17,35 % số mẫu nƣớc tiểu có hàm lƣợng iốt niệu dƣới 10 μg/dl. Có 6 mẫu nƣớc tiểu dƣới 5 μg/dl chiếm tỷ lệ 0,93 % có thể kết luận rằng thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam thuộc vùng không thiếu iốt.

Điều tra của chúng tôi, mức iốt niệu trung vị 14,18 μg/dl cao hơn điều tra của Nguyễn Thị Nga năm 1998 và Bộ Y tế năm 1999 có mức iốt niệu trung vị của cả nƣớc lần lƣợt là 14,00 μg/dl và 9,7 μg/dl [27].

Khảo sát của chúng tôi cao hơn cả nƣớc trong điều tra toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng năm 2000, 2003 lần lƣợt là 12,6 μg/dl, 13,9

μg/dl [2]. Cao hơn vùng Duyên hải miền Trung năm 2000, năm 2005 lần lƣợc là 13,4 μg/dl, 11,2 μg/dl [4]. Cao hơn nghiên cứu của WHO độ tuổi 8- 10 tuổi tại Latvia (2000), mức iốt niệu trung vị 5,90 μg/dl [39].

Mức iốt niệu trung vị 14,18 μg/dl của điều tra này thấp hơn mức iốt niệu trung vị vùng Duyên hải Miền Trung năm 2002, năm 2003 lần lƣợt là 18,5 μg/dl và 15,7 μg/dl [3]. Mức iốt niệu trung vị của điều tra này thấp hơn mức iốt niệu trong điều tra toàn quốc của Bộ Y tế năm 1998 là 16,0 μg/dl [2].

Nồng độ iốt niệu dƣới 10 μg/dl xếp vào nhốm có nồng độ thấp. Trong khảo sát của chúng tơi có 119 học sinh có nồng độ iốt niệu dƣới 10 μg/dl, chiếm tỷ lệ 18,28 %. Trong đó mức thiếu iốt nhẹ 5 - 9,9 μg/dl là 113 học sinh (17,36 %); Mức thiếu iốt vừa 2 - 4,9 μg/dl là 6 học sinh (0,92 %); Khơng có học sinh ở trong mức thiếu iốt nặng.

So sánh với nghiên cứu của cộng hịa Latvia (n = 599), có tới 76,8 % số mẫu nƣớc tiểu dƣới 10 mcg/dl [39].

4.3 Tình trạng thiếu iốt qua iốt niệu và bƣớu cổ

Qua khảo sát 1.170 trƣờng hợp và xét nghiệm 651 mẫu nƣớc tiểu chúng tơi nhận thấy:

Nhóm có nồng độ iốt niệu dƣới 10 μg/dl nƣớc tiểu, trên lâm sàng có 14 trƣờng hợp bƣớu cổ chiếm tỷ lệ 11,76 %, điều này cho thấy đây là những trƣờng bị bƣớu cổ do thiếu iốt biểu hiện iốt niệu thấp; Và 105 trƣờng hợp không bƣớu cổ chiếm tỷ lệ 88,24 %, mặc dù iốt niệu thấp, có lẽ những trƣờng hợp này cơ thể đang tình trạng thiếu iốt tạm thời (do nhiều nguyên

nhân) nên chƣa biểu hiện bƣớu cổ. Thực vậy, theo những nghiên cứu sinh học số iốt thải ra nƣớc tiểu hàng ngày tƣơng tự với số iốt thu nhập từ khẩu phần thức ăn, nƣớc uống, môi trƣờng... Khi bị thiếu iốt do nhiều ngun nhân, cơ thể có những cơ chế để thích nghi tùy theo mức độ thiếu iốt nhẹ hay nặng .

Nhóm có nồng độ iốt niệu từ 10 μg/dl nƣớc tiểu trở lên, trên lâm sàng có 46 trƣờng hợp bƣớu cổ (8,65 %), có lẽ đây là những trƣờng hợp bƣớu cổ tản phát mà do nhiều nguyên nhân cịn chƣa rõ. Tình trạng này phản ánh những khó khăn trƣớc đây chƣa giải quyết đƣợc trong nghiên cứu nguyên nhân gây bƣớu cổ tản phát, trong đó có những khó khăn trong định lƣợng iốt niệu, cũng nhƣ quy định tiêu chuẩn thiếu và đủ iốt [17] [24] [26].

Nhƣ vậy khơng có mối liên quan giữa mức độ bƣớu cổ và nồng độ iốt niệu cũng nhƣ các tác giả khác [34] [37].

Khảo sát của chúng tôi tƣơng đƣơng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Chính, Trần Hữu Dàng cho kết quả: Nhóm có nồng độ iốt niệu dƣới 10 μg/dl nƣớc tiểu, trên lâm sàng có 30 trƣờng hợp bƣớu cổ (10,6 %), và 253 trƣờng hợp khơng bƣớu cổ (89,4 %). Nhóm có nồng độ iốt niệu từ 10 μg/dl nƣớc tiểu trở lên, trên lâm sàng có 56 trƣờng hợp bƣớu cổ (6,46 %), và 812 trƣờng hợp không bƣớu cổ (93,54 %) [9].

Trong khảo sát của chúng tơi có trung vị nồng độ iốt niệu 14,18 μg/dl, tỷ lệ bƣớu chung là 5,13 % tƣơng tự nghiên cứu của Nguyễn Văn Chính, Trần Hữu Dàng có trung vị nồng độ iốt niệu 15,9 μg/dl, tỷ lệ bƣớu

chung là 7,23 % [8] và tỉnh Quảng Nam điều tra năm 2005 thấy trung vị nồng độ iốt niệu 11,1 μg/dl, tỷ lệ bƣớu chung là 4,7 % [5].

KẾT LUẬN

Qua khám điều tra bƣớu cổ 1.170 học sinh từ 8 đến 10 tuổi, tại tất cả 13 trƣờng tiểu học của thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam và xét nghiệm 651 mẫu nƣớc tiểu, chúng tôi nhận thấy:

1.Tỷ lệ bƣớu cổ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình bệnh bướu cổ ở học sinh từ 8 10 tuổi tại thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam năm 2009 (Trang 41 - 49)