1.4. Một số phương thức giải quyết việc làm cho lao động nữ
1.4.2. Giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua các chương
mục tiêu quốc gia
Các chương trình mục tiêu quốc gia là chính sách của Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ cho người lao động, nhất là các đối tượng lao động đặc thù, trong đó có lao động nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, tạo việc làm để tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù các chương trình này mới chỉ đề cập đến nhóm đối tượng lao động nói chung, chưa xem xét trên khía cạnh giới song trong đó đã bao hàm nhiều nội dung chương trình hỗ trợ lao động nữ tạo việc làm.
Ngày 27 tháng 09 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005”. Mục tiêu cụ thể của chương trình là mỗi năm tạo việc làm cho 1,4 - 1,5 triệu lao động. Chính phủ dự kiến sử dụng khoảng 6.335 tỷ đồng để triển khai các hoạt động nhằm mục tiêu xóa đối giảm nghèo và giải quyết việc làm [7]. Nội dung chương trình quốc gia về việc làm được tiến hành theo ba hướng: Phát triển kinh tế -xã hội nhằm ổn định việc làm cho những người đã có việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới bằng việc tập trung chỉ đạo một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, tạo nhiều việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia; tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm và phát triển thị trường lao động.
Ngày 06 tháng 7 năm 2007, Chính phủ ban hành Quyết định số 101/2007/QĐ-TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010” với mục tiêu bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu lao động; tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động năm 5 năm 2006-2010 ( trong đó
trực tiếp từ chương trình này là 2-2,2 triệu lao động, cụ thể tạo việc làm cho lao động trong nước là 1,7 -1,8 triệu lao động; tạo việc làm cho lao động ngoài nước là 40-50 vạn lao động)... Tổng nguồn kinh phí cho chương trình là 5.985 tỷ đồng (khơng kể nguồn vốn hỗ trợ việc làm ngồi nước) [8]. Nội dung chương trình họat động với 3 dự án: dự án vay vốn tạo việc làm; dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động.
Ngày 26 tháng 02 năm 2010, Chính phủ ban hành Quyết định số 295/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” với mục tiêu cụ thể là tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40%, tăng nhanh tỷ lệ lao động nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%; tạo việc làm cho khoảng 100.000 phụ nữ hàng năm, trong đó khoảng 50.000 lao động nữ được đào tạo nghề [9].
Có thể khẳng định, bên cạnh hiệu quả to lớn của các phương thức tạo việc làm khác, các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nữ. Nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm mà một bộ phận không nhỏ lao động nữ đã được tiếp cận và tham gia vào thị trường lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chương trình này được thực hiện đã giúp lao động nữ được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ các hình thức đào tạo nghề phù hợp với khả năng của bản thân, nâng cao kiến thức về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tự tạo việc làm hoặc trợ giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.