1.4. Một số phương thức giải quyết việc làm cho lao động nữ
1.4.5. Giải quyết việc làm cho lao động nữ thông qua hoạt động của
chức chính trị - xã hội
Giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà cịn là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó các tổ chức chính trị - xã hội đóng một vai trị khơng nhỏ trong việc gia tăng các cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho lao động nữ. Một trong những tổ chức giữ vai trò nòng cốt quan trọng phải kể đến là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp. Hội đặt nhiệm vụ thực hiện chỉ tiêu dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trở thành nhiệm vụ chính trị trong phong trào công tác hội. Hội LHPN các tỉnh, thành và các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống của Hội đã hoàn thành chỉ tiêu dạy nghề do Nghị quyết Đại hội X đề ra, hằng năm đào tạo được 50.000 lao động nữ. Hội đã đề xuất đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc
làm giai đoạn 2010 - 2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26-2- 2010, đã tạo cơ chế chính sách dạy nghề, học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ có tính khả thi. Theo báo cáo của các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống hội, năm 2009, đã dạy nghề cho 52.896 học viên, trong đó 50.593 học viên là nữ (95,6%); cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho 8.941 học viên, tốt nghiệp trung cấp nghề 21 học viên; liên kết tuyển mới trung cấp nghề cho 67 học viên. Việc hình thành và phát triển mạng lưới dạy nghề trong hệ thống Hội tương đối rộng khắp. Tính đến ngày 30-9-2010, mạng lưới dạy nghề thuộc hệ thống có tới 6 cơ sở dạy nghề trực thuộc Trung ương Hội, 26 cơ sở dạy nghề, 10 trung tâm giới thiệu, dịch vụ việc làm có dạy nghề cấp tỉnh. Hiện nay trong hệ thống Hội LHPN cả nước đã có 36 trung tâm và hàng chục cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm đào tạo nghề cho trên 600 nghìn lượt phụ nữ, tư vấn nghề, tư vấn việc làm cho trên 300 nghìn hội viên, giúp chị em có việc làm ổn định. Tổ chức Cơng đồn Việt Nam có 1 trường cao đẳng nghề, 14 trường trung cấp nghề, 3 trung tâm dạy nghề và 31 trung tâm giới thiệu việc làm, đã đào tạo cho 30.949 học sinh học nghề. Trong đó, có 16.145 học sinh học nghề theo hình thức chính quy và 14.804 lao động học nghề thường xuyên, 30% lao động nữ ở khu vực công nghiệp địa phương [1].
Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo về quyền lợi của người lao động, trong đó có lao động nữ. Cơng đồn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Cơng đồn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế- xã hội, quản lý Nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan,
đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật. Cơng đồn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động, do đó cần quan tâm làm tốt công tác xây dựng tổ chức Cơng đồn, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của Cơng đồn trong các loại hình doanh nghiệp để phối hợp trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng.