Mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh hà nam hiện nay (Trang 40 - 41)

1.4. Một số phương thức giải quyết việc làm cho lao động nữ

1.4.3. Mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào

nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương

Một trong những phương thức tạo việc làm cho lao động nữ là tăng cường mở rộng phát triển mạng lưới các cơ sở, trung tâm dạy nghề tại địa

phương. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 295 về hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015 do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đề xuất đã tạo cơ chế chính sách dạy nghề, học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ.

Theo báo cáo của các trung tâm, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống hội, năm 2010, các đơn vị dạy nghề đã đào tạo nghề cho 55.320 học viên, trong đó có 50.214 học viên là nữ, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho 8.941 học viên, tốt nghiệp trung cấp nghề 21 học viên; liên kết tuyển mới trung cấp nghề cho 67 học viên. Các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội LHPN Việt Nam và các cấp hội phụ nữ thực hiện tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 100 nghìn phụ nữ hàng năm, trong đó khoảng 50.000 lao động nữ được đào tạo nghề... Những năm gần đây, Chính phủ ban hành nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn các Bộ, ban, ngành chức năng tổ chức và hình thành mạng lưới các trung tâm, cơ sở dạy nghề trong phạm vi 63 tỉnh, thành trên cả nước. Nhờ sự nỗ lực đó, hệ thống các cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm đã có sự thay đổi mạnh mẽ cả về lượng và chất. Tính đến năm 2009, tổng số trung tâm giới thiệu việc làm của nước ta là 128 trung tâm, hoạt động của các trung tâm đã đạt được kết quả là giới thiệu việc làm cho 195.769 lao động nữ với tổng số phiên giao dịch trong năm là 504 phiên [21].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh hà nam hiện nay (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w