1.3.4 .Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế
1.3.7. Sơ lược quy trình Cưỡng chế nợ thuế
1.3.7.1. Các bước thực hiện đối với 1 biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Bước 1: Xác định người nợ thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Bước 2: Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin
Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế nợ thuế. Bước 4: Theo dõi quá trình thực hiện CCNT.
1.3.7.2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; d) Thơng báo hóa đơn khơng còn giá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. 1.4. Mối quan hệ giữa quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là hai phạm trù cơng tác quản lý thuế có mối quan hệ mật thiế và bổ sung cho nhau. Công tác quản lý thuế chỉ đạt hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thực hiện thống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng tiền thuế vào NSNN. Mối quan hệ này thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Qua các cơng tác phân loại nợ thường xun thì cơ quan thuế có thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ. Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nợ thuế, chẳng hạn như có những trường hợp qua phân loại nợ nhận thấy các khoản nợ thông thường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc qua phân loại nợ xác định được những khoản nợ khó thu thì cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng… nhằm mục đích thu đủ tiền thuế vào NSNN.
Quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn đến việc đôn đốc thu nợ của cơ quan thuế đối với người nợ thuế phát huy hiệu quả sẽ làm cho số lượng các khoản nợ
thông thường giảm, khi số lượng nợ chuyển sang khó thu giảm đi, nó sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng công việc cưỡng chế thuế, từ đó chi phí cưỡng chế nợ thuế giảm. Đồng thời, đạt được yêu cầu đặt ra đối với công tác cưỡng chế thuế là tính hiệu quả khi chi phí cưỡng chế thuế của cơ quan thuế là thấp nhất và hiệu quả thu nợ là tối đa.
Ngược lại, công tác cưỡng chế thuế được thực hiện có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số nợ tiền thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang theo dõi ở cơ quan thuế cũng sẽ giảm. Bên cạnh đó tác động tâm lý của cơng tác cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế sẽ khiến cho NNT có ý thức tốt hơn trong khi chấp hành nghĩa vụ thuế. Khi đó, cơ quan thuế có điều kiện để tập trung nguồn lực vào các công tác khác như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra…
Tóm lại, cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao. Do vậy, trên thực tế việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũng chính là để hồn thiện và nâng cao hiệu quả của cơng tác cưỡng chế thuế, góp phần nâng cao năng lực quản lý thuế nói chung.
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.
1.5.1. Nhóm yếu tố chủ quan
Thứ nhất, tính phù hợp của Quy trình quản lý nợ thuế và quy trình
cưỡng chế nợ thuế so với thực tiễn quản lý. Các quy trình hợp lý hay khơng hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cơng tác quản lý nợ và cưỡng
chế nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ được giao thừa hành công tác.
Thứ hai, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ trợ
về kê khai kế tốn thuế, xử lý thơng tin NNT và phần mềm quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ.
Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công
tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp người nộp thuế khơng có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế lại càng khơng chính xác.
Thứ tư, trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm đối với công việc của người
cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành bại của quản lý. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng khơng nằm ngồi quy luật này.
1.5.2.Nhóm yếu tố khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội tại từng thời điểm và từng địa phương
có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, khi đó Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn khơng có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.
Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong
công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, hoặc tại một số địa phương, ủy ban nhân dân nếu không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với cơ quan thuế để đơn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho cơng tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn
đốc thu nợ và cưỡng chế thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế thường không cao. ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế khơng tốt, cố tình dây dưa chây ỳ khơng nộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình khơng nộp…
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh, tổ chức và phân cấp Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh... Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban chức năng của cục thuế Hà Tĩnh, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Bảng thu thập thông tin, tài liệu đã công bốNơi thu thập Nơi thu thập
- Các sách, báo, tạp chí chun ngành, các báo cáo có liên quan,
những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu - Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh: phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế, phòng tổ chức cán bộ và các phịng, ban có liên quan khác - Các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các Ban ngành có liên quan
(Nguồn: Tác giả tổng hợp thu thập số liệu, 2014) 2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp để làm rõ thực trạng quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với cán bộ cơ quan thuế tại văn phòng cục thuế tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân hạn chế và định hướng giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của cục thuế tỉnh.
Bên cạnh đó, điều tra nhóm đối tượng nộp thuế, chủ yếu là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Mục đích là để tìm hiểu những vướng mắc và đề nghị với cơ quan thuế trong quá trình nộp thuế.
Tác giả sử dụng phiếu điều tra nghiên cứu để thực hiện phỏng vấn đối với các cán bộ quản lý và cán bộ đang thực hiện nhiệm vụ QLN&CCN thuế tại Cục thuế Hà Tĩnh, cũng như trực tiếp phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra để lấy ý kiến tham khảo từ các doanh nghiệp trên địa bàn.
Cụ thể được thể hiện qua bảng 3.6 sau:
Bảng 2.2 Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượngĐối tượng điều tra Đối tượng điều tra
1. Ban lãnh đạo Cục thuế
2. Cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế - Cán bộ Cục thuế
- Cán bộ Chi cục thuế
Tổng (1+2)
3. Doanh nghiệp trên địa bàn
2.2. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu 2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu - Sử dụng các cơng cụ tính tốn trên phần mềm EXCEL.
2.2.2. Phương pháp phân tích
phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mơ tả: Phương pháp này được dùng để thống
kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính tốn để mơ tả thực trạng cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh và những thuận lợi và khó khăn trong q trình cơng tác. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu
đã được tổng hợp, phân tích chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại cục thuế tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp đánh giá bình quân: so sánh đánh giá năm trước năm
sau và cả giai đoạn và qua các năm để thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thông qua kết quả thu ngân sách và cưỡng chế, thu nợ thuế.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo những người có kiến thức về
lĩnh vực quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu thực trạng quản lý nợ thuế
- Tỷ lệ thu nợ so với tổng số thu.
- Số tiền thu nợ thuế thơng qua hồn thuế.
- Thống kê tổng số thu nợ và nợ đọng thuế tại cục Thuế Hà Tĩnh - Thống kê tình hình số doanh nghiệp nợ đọng thuế tại cục Thuế
* Chỉ tiêu thực trạng quản lý cưỡng chế nợ thuế
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ HÀ TĨNH 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, phía Đơng là biển Đơng, có 18.000 km2 mặt biển. Diện tích đất liền được phân thành 3 vùng rõ rệt: đồng bằng, miền núi, ven biển. Về tổ chức hành chính, Hà Tĩnh có 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện với dân số khoảng 1.229.197 người (niên giám thống kê 2011), tổng diện tích của tỉnh: 6.055,7 km². Hà Tĩnh có nhiều danh lam, thắng cảnh có giá trị tầm cỡ quốc gia và quốc tế như bãi biển Thiên Cầm - Cẩm Xuyên, Xuân Thành - Nghi Xuân, Chân Tiên - Lộc Hà, Kỳ Ninh, Mũi Đao - Kỳ Anh, có hồ Kẻ Gỗ, chùa Hương Tích, núi Hồng Lĩnh 99 ngọn, nhiều di tích lịch sử - văn hố được cơng nhận cấp quốc gia.
Vị trí địa lý đó là điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh phát triển sản xuất hàng hố, tiếp thu tiến bộ khoa học - cơng nghệ, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng liên kết, giao lưu kinh tế với các tỉnh khác và quốc tế, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước.
Hình 3.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh)
Hà Tĩnh có đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam chạy qua; Có đường Quốc lộ 8A, đường 12A theo trục hành lang Đông Tây kết nối cảng Vũng Áng với nước Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, MiAnMa qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Cha Lo. Hà Tĩnh có đồng bằng, có rừng, biển với nhiều nơng, lâm, hải sản và động vật quý hiếm. Đặc biệt có nhiều khoáng sản, nhất là quặng Sắt (544 triệu tấn), Titan.... .
Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp.
Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Các ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như: Công nghệ cao, công nghệ điện tử, cơng nghiệp
nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư vào Hà Tĩnh. Môi trường đầu tư ngày càng được hồn thiện. Thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách theo hướng nhanh gọn, thuận lợi cho nhà dầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) ngày càng được nâng cao.
Trong những năm qua công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cùng với việc hồn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thơng thống và hấp dẫn. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp được quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Đến nay Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu cơng nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm cơng nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha, đã có 90 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự