Đối tượng điều tra
1. Ban lãnh đạo Cục thuế
2. Cán bộ làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế - Cán bộ Cục thuế
- Cán bộ Chi cục thuế
Tổng (1+2)
3. Doanh nghiệp trên địa bàn
2.2. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu 2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu - Sử dụng các cơng cụ tính tốn trên phần mềm EXCEL.
2.2.2. Phương pháp phân tích
phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống
kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính tốn để mơ tả thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh và những thuận lợi và khó khăn trong q trình cơng tác. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu
đã được tổng hợp, phân tích chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại cục thuế tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp đánh giá bình quân: so sánh đánh giá năm trước năm
sau và cả giai đoạn và qua các năm để thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thông qua kết quả thu ngân sách và cưỡng chế, thu nợ thuế.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo những người có kiến thức về
lĩnh vực quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu thực trạng quản lý nợ thuế
- Tỷ lệ thu nợ so với tổng số thu.
- Số tiền thu nợ thuế thơng qua hồn thuế.
- Thống kê tổng số thu nợ và nợ đọng thuế tại cục Thuế Hà Tĩnh - Thống kê tình hình số doanh nghiệp nợ đọng thuế tại cục Thuế
* Chỉ tiêu thực trạng quản lý cưỡng chế nợ thuế
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ HÀ TĨNH 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào, phía Đơng là biển Đơng, có 18.000 km2 mặt biển. Diện tích đất liền được phân thành 3 vùng rõ rệt: đồng bằng, miền núi, ven biển. Về tổ chức hành chính, Hà Tĩnh có 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện với dân số khoảng 1.229.197 người (niên giám thống kê 2011), tổng diện tích của tỉnh: 6.055,7 km². Hà Tĩnh có nhiều danh lam, thắng cảnh có giá trị tầm cỡ quốc gia và quốc tế như bãi biển Thiên Cầm - Cẩm Xuyên, Xuân Thành - Nghi Xuân, Chân Tiên - Lộc Hà, Kỳ Ninh, Mũi Đao - Kỳ Anh, có hồ Kẻ Gỗ, chùa Hương Tích, núi Hồng Lĩnh 99 ngọn, nhiều di tích lịch sử - văn hố được cơng nhận cấp quốc gia.
Vị trí địa lý đó là điều kiện thuận lợi cho Hà Tĩnh phát triển sản xuất hàng hố, tiếp thu tiến bộ khoa học - cơng nghệ, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, mở rộng liên kết, giao lưu kinh tế với các tỉnh khác và quốc tế, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước.
Hình 3.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Sở Tài Ngun và Mơi trường tỉnh Hà Tĩnh)
Hà Tĩnh có đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam chạy qua; Có đường Quốc lộ 8A, đường 12A theo trục hành lang Đông Tây kết nối cảng Vũng Áng với nước Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, MiAnMa qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Cha Lo. Hà Tĩnh có đồng bằng, có rừng, biển với nhiều nông, lâm, hải sản và động vật quý hiếm. Đặc biệt có nhiều khống sản, nhất là quặng Sắt (544 triệu tấn), Titan.... .
Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp.
Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Các ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như: Cơng nghệ cao, cơng nghệ điện tử, cơng nghiệp
nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư vào Hà Tĩnh. Môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện. Thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách theo hướng nhanh gọn, thuận lợi cho nhà dầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) ngày càng được nâng cao.
Trong những năm qua công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cùng với việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thơng thống và hấp dẫn. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp được quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Đến nay Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu cơng nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm cơng nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha, đã có 90 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.400 tỷ đồng.
Công tác thu hút đầu tư trong và ngồi nước đạt kết quả cao, đã có hơn 8 nước và vũng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hà Tĩnh với số vốn trên 30 tỷ USD trong đó có dự án lớn: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa 27 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đồn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD. Hiện đang xúc tiến nhiều dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn từ trong và ngòai nước.
Hà Tĩnh đang tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của đất và người Hà Tĩnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh có cơng nghiệp, dịch vụ phát triển, là trung tâm công nghiệp lớn của vùng bắc Trung bộ và của cả nước.
Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 179 - Đường Xuân Diệu – TP. Hà Tĩnh Điện thoại: 039 890062 ; Fax: 039 851803
Hình 3.2 Trụ sở Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh
3.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Là một bộ phận của hệ thống Thuế cả nước, sau khi chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Thời gian đầu cơ cấu tổ chức gồm 10 Chi cục Thuế và 7 phòng chức năng thuộc Cục Thuế, với biên chế có 523 cán bộ, cơng chức. Trong đó số có trình độ Đại học là 98 người, chiếm 18,7% so với tổng số. Cịn lại là trình độ trung cấp, sơ cấp, thậm chí có trường hợp chưa qua đào tạo về chuyên môn.
Nhận thức rõ nhiệm vụ, chức năng của công tác Thuế trong thời kỳ mới, ngành Thuế Hà Tĩnh ra sức phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, góp phần khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích đầu tư, chăm lo
phát triển sản xuất kinh doanh, thu thuế đi liền với nuôi dưỡng nguồn thu. Với nổ lực không biết mệt mỏi của tập thể lãnh đạo và toàn thể CBCC, sự giúp đỡ của ngành dọc cấp trên và lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng các cấp, của cả hệ thống chính trị, Cục thuế Hà Tĩnh là một trong những đơn vị sớm ổn định tình hình và bắt tay ngay vào cơng việc. Năm 2012 lần đầu tiên Hà Tĩnh thu đạt trên 1.000 tỷ, (thu đạt 1.311 tỷ đồng) và chỉ sau 4 năm số thu đã tăng gấp 4 lần ( năm 2014 thu 5.152 tỷ đồng), tăng 235 lần so với năm đầu tái lập tỉnh, đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay cả về số tuyện đối và tỷ lệ tăng thu, vượt 585 tỷ đồng so với mục tiêu Đạt hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra, làm tăng thêm nguồn lực tài chính để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, được Tỉnh úy, HĐND, UBND, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế hết sức biểu dương, khen ngợi.
Ghi nhận công lao cống hiến của đội ngũ CBCC trong toàn ngành, 23 năm qua ngành thuế Hà Tĩnh được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương độc lập hạng 3; huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba và các phần thưởng cao quý khác.
Đến hôm nay, về số lượng đội ngũ CBCC ngành thuế Hà Tĩnh tăng không nhiều nhưng cùng với thời gian đã có sự thay đổi căn bản về chất. Tồn ngành đã có 6 đồng chí trình độ trên đại học, 03 đồng chí đang học cao học, 327 đồng chí tốt nghiệp đại học chiếm 52,4 % so với tổng số cán bộ công chức và hầu hết cán bộ thuế đều sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin - tin học phục vụ cho công tác.
3.1.2.2 Bộ máy tổ chức và chức năng của các phịng ban
Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh có 12 phịng chức năng, 12 chi cục thuế trực thuộc với tổng số cán bộ công chức vào khoảng trên 600 người. Thực hiện luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách
theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chun mơn hố, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.