Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long (Trang 26 - 32)

1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại đối vớ

1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mạ

quy định chung của pháp luật

Một khoản tín dụng được coi là có chất lượng điều trước tiên phải tuân theo các quy chế, chế độ, thơng lệ tín dụng do Ngân hàng ban hành. Đây là những quy định có tính chất bắt buộc và nó được cụ thể hố từ quy trình tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi thu hồi được cả gốc và lãi. Những quy định này là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho khoản tín dụng được an tồn hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, điều này cũng thể hiện một cách cơ bản trình độ nghiệp vụ tín dụng. Theo đánh giá ban đầu việc tuân theo các nguyên tắc sẽ là cơ sở giúp cho ngân hàng tránh rủi ro, đảm bảo an toàn khi sử dụng nguồn vốn, là thước đo đánh giá chất lượng của một khoản tín dụng. Ví dụ: Khi ngân hàng đưa ra quyết định cho vay điều trước tiên Ngân hàng phải tiến hành các công việc như: Thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng, thẩm định báo cáo tài chính, thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng tiền vay. Việc thẩm định các điều trên sẽ giúp Ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay hay khơng. Khi cho vay ngân hàng cịn phải thường xun kiểm tra, kiểm sốt q trình sử dụng tiền vay của khách hàng xem họ có sử dụng đúng mục đích và hiệu quả hay khơng. Ngồi kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, ngân hàng cịn kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có đạt hiệu quả khơng vì điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Ngồi ra, uy tín của ngân hàng cũng quyết định đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng có lịch sử lâu đời, có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường sẽ dễ dàng thu hút được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có uy tín đến với mình hơn, hạn chế được những khách hàng có ý đồ khơng lành mạnh, điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, khi một ngân hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp, thì ngân hàng cũng dễ dàng biết san sẻ, giúp đỡ các doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn. Tránh được những rủi ro khơng đáng có cho ngân hàng cũng như cho doanh nghiệp. Đây chính ưu thế của các ngân hàng lớn và các ngân hàng có lịch sử lâu đời vì họ dễ dàng thu hút được những khách hàng lớn có hoạt động kinh doanh tương đối lớn và hiệu quả, đặc biệt họ dễ dàng giữ được những khách hàng truyền thống và trung thành với ngân hàng.

* Các chỉ tiêu của ngân hàng

Trước hết là việc chấp hành các bước cụ thể trong quy trình tín dụng, đây là việc làm cơ bản mà về nguyên tắc là khơng thể bỏ qua bất kì một cơng đoạn nào.

Nó là cơ sở pháp lí đảm bảo cho món vay được an tồn, hiệu quả. Hiện nay, một quy trình tín dụng thường gồm 5 bước: lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân và cuối cùng là giám sát, thanh lí hợp đồng tín dụng.

Kết cấu nguồn vốn: Một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động cho vay của ngân hàng là phân tán rủi ro. Để thực hiện được yêu cầu này, một ngân hàng cần phải đa dạng hóa các đối tượng khách hàng của mính, làm như vậy ngân hàng vừa tránh được rủi ro, lại vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế đa dạng.

Quy mơ của hoạt động tín dụng: Một ngân hàng khơng chỉ quan hệ với các tổng công ty lớn mà quên đi thị trường tiềm năng các DNNVV, một ngân hàng muốn có hiệu quả hoạt động cho vay cao là phải có một đội ngũ khách hàng đa dạng, hơn thế nữa tỷ lệ dư nợ của một khách hàng cũng không quá cao vì như vậy sẽ dẫn đến tốc độ quay vịng vốn của ngân hàng sẽ giảm, rủi ro tiềm ẩn cao.

Thêm vào đó là thái độ, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng.

* Chỉ tiêu về phía khách hàng

Một món vay có chất lượng cao chỉ khi khách hàng có ý muốn hợp tác và là một khách hàng có chữ tín. Ngân hàng chỉ có thể đưa ra quyết định cho vay sau khi đã tiến hành các bước phân tích, thẩm định tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ rất dễ bị đánh lừa bởi các báo cáo tài kết quả kinh doanh “giả” nếu các khách hàng không chung thực, như vậy khoản vay sẽ gặp rủi ro.

Bằng những phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, khả năng tài chính tốt khách hàng sẽ được ngân hàng chấp nhận cho vay. Nhưng việc sử dụng vốn đúng mục đích mới là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của khoản vay. Một khoản vốn được sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại cho khách hàng chữ tín, ngân hàng sẽ có được một khách hàng đáng tin cậy, như vậy quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng sẽ ngày một gắn bó.

* Về phía nhà nước

Các hợp đồng tín dụng muốn được thành lập nhanh chóng, chỉ khi các giấy tờ thủ tục của cơ quan có thẩm quyền, ủy ban các cấp được giải quyết kịp thời. Hiện nay ở nước ta, thủ tục còn rườm rà, mất thời gian làm ảnh hưởng tới tốc độ giải ngân, gây thiếu vốn, làm chậm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh các chỉ tiêu định tính, chất lượng tín dụng cịn được cụ thể hố qua các chỉ tiêu định lượng. Thông qua các chỉ tiêu định lượng chúng ta mới đánh giá được một cách đúng đắn về chất lượng tín dụng của một Ngân hàng.

Chỉ tiêu mang tính định lượng bao gồm nhóm chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu tổng dư nợ:

Tổng dư nợ được đề cập để đánh giá chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ thường bao gồm các khoản sau: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay uỷ thác… Chỉ tiêu tổng dư nợ được đo bằng số tuyệt đối, nó phản ánh doanh số cho vay của ngân hàng trong một kỳ (một năm) là bao nhiêu. Tổng dư nợ thấp thường phản ánh chất lượng tín dụng thấp vì nó phản ánh ngân hàng khó có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thị khách hàng của đội ngũ nhân viên Ngân hàng là kém, trình độ chưa cao khơng đảm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu này chúng ta không nên xem xét chúng theo từng thời kỳ riêng rẽ mà phải xem xét chúng trong cả một q trình, trên cơ sở đó để phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để chỉ số này phản ánh một cách tốt nhất. Ngoài ra, chỉ tiêu tổng dư nợ cao chưa chắc đã phản ánh chất lượng tín dụng sẽ tốt. Cho nên ngồi chỉ tiêu này ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng tín dụng.

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng:

- Doanh số cho vay: phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng tín dụng. Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và được tính bằng cách cộng dồn các khoản cho vay trong một niên độ kế toán. Con số này thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng đối doanh nghiệp vừa và nhỏ là mở rộng hay thu hẹp. Cụ thể, khi doanh số cho vay càng lớn càng chứng tỏ khả năng mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ càng tốt.

- Doanh số thu nợ: Được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợ trong một niên độ kế toán, chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà Ngân hàng đã cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được hoàn trả trong một kỳ.

- Dư nợ tín dụng: là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn mà khách hàng đang còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Chỉ tiêu này được tính trên số dư cuối kỳ trên bảng cân đối toán của ngân hàng, chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn của ngân hàng đã giải ngân tại một thời điểm cụ thể:

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này cho biết dư nợ tín dụng đối doanh nghiệp vừa và nhỏ là lớn hay nhỏ đặt trong mối tương quan với dư nợ tín dụng đối với các đối tượng khách hàng.

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: được tính bằng cách lấy số dư nợ cho vay cuối kỳ trừ đi số dư nợ cuối kỳ chia cho số dư nợ đầu kỳ. Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng của ngân hàng, điều này thể hiện phần nào chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, khi đánh giá chất lượng tín dụng, khơng thể chỉ nhìn vào việc mở rộng tín dụng mà cần xem xét các yếu tố khác như phải tính khả năng an tồn và lành mạnh của các khoản tín dụng đó.

Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn:

Chỉ tiêu nợ quá hạn được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu nợ q hạn được tính theo cơng thức sau:

Dư nợ quá hạn x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

Xét về bản chất, tín dụng là sự hồn trả, do đó tính an tồn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành nên chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay khơng hoàn trả đúng hạn như đã cam kết mà khơng có lý do chính đáng thì khoản tín dụng này đã vi phạm ngun tắc quan trọng bậc nhất của ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường gọi là lãi suất phạt.

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ dẫn đến ngân hàng nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh tốn và giảm thu nhập, chất lượng tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, mức độ rủi ro thấp, chất lượng tín dụng cao. Thơng thường nếu tỷ lệ này lớn hơn 7% thì chất lượng tín dụng của ngân hàng yếu kém, thường tỷ lệ này nhỏ hơn 5% thì nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng tốt, chất lượng tín dụng cao. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, càng phản ánh chất lượng tín dụng cao.

Thường các ngân hàng thương mại dùng quỹ rủi ro để lý giảm hoặc xố nợ tuỳ theo tình hình thực tế từng món vay để giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào tổng số nợ đã chuyển sang nợ quá hạn và tổng dư nợ tại một thời điểm, thường là ngày cuối quý hoặc ngày cuối năm. Để giảm nợ quá hạn các ngân hàng thương mại thường giảm số tuyệt đối nợ quá hạn nếu số dư nợ tín dụng tăng khơng đáng kể hoặc vừa giảm nợ quá hạn vừa tăng dư nợ tín dụng. Trong trường hợp ngân hàng không thể giảm được dư nợ quá hạn hoặc giảm không đáng kể, các ngân hàng thương mại thường tăng tổng dư nợ tín dụng tức là tăng quy mơ nợ tín dụng.

Để chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ quá hạn có thể được phân loại nhỏ hơn theo thời gian quá hạn thành nợ quá hạn thông thường, nợ quá hạn khó địi, nợ có khả năng mất vốn…

Chỉ tiêu nợ q hạn khó địi được tính như sau:

Nợ khó địi Tỷ lệ nợ khó địi =

Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng mất vốn một phần hay toàn bộ số vốn mà ngân hàng đã cho vay, do đó mục đích của các ngân hàng là làm cho tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.

Vịng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đánh giá tần suất sử dụng vốn( hiệu quả sử dụng vốn) của ngân hàng trong một thời gian nhất định. Nó cịn phản ánh khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải quyết hợp lý giữa lợi ích: Nhà nước, khách hàng và ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Doanh số thu nợ Vịng quay vốn tín dụng =

Vịng quay vốn tín dụng phản ánh số Dưvịnợg bìnhchuqnchuyển của vốn tín dụng (thường là 1 năm). Hệ số này càng cao, chứng tỏ vốn của ngân hàng quay vòng nhanh, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp và có thể tăng thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho

doanh nghiệp khác phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, khả năng thu hồi gốc và lãi tốt, chất lượng tín dụng cao.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng:

Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung. Nó đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà quản lý.

Nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại phát triển. Nguồn thu từ hoạt động cho vay được tính trên cơ sở lãi suất cho vay, thơng thường lãi suất cho vay hay lãi suất đầu ra phải cao hơn lãi suất đầu vào tức lãi suất huy động cộng với các chi phí nghiệp vụ ngân hàng thì mới đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Trong từng kỳ cụ thể, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách khách hàng hợp lý, như chính sách ưu đãi về lãi suất hay hạn mức tín dụng nhằm mở rộng đầu tư tín dụng thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay khơng những thu hồi được cả gốc mà được cả lãi, đảm bảo được tính an tồn đồng vốn vay. Chúng ta có thể sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá, xếp loại chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh thăng long (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w