Phương hướng phát triển Hải quan kế hoạch năm 2010 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại chi cục hải quan hải dương (Trang 60 - 64)

3.1.1 Chiến lược phát triển

* Hợp tác quốc tế

Là một Quốc gia đang phát triển, Việt Nam nằm ở ngã tư của các mối quan hệ Quốc tế cởi mở và đa dạng. Trong lịch sử, các Triều đại phong kiến đã nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng các mối quan hệ ngoại thương với các Quốc gia khác, vừa mở cửa, vừa giữ vững chủ quyền và lợi ích dân tộc, đẩy mạnh thương mại, quản lý thuế quan và thơng thương với nước ngồi.

Hải quan Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực với mục tiêu hồ bình và phát triển, thúc đẩy quan hệ đa dạng với Hải quan các nước phát triển và các Tổ chức Hải quan Quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước.

Về cơng tác đào tạo, Hải quan Việt Nam đã hợp tác với Hải quan một số nước trên thế giới để đào tạo cán bộ phục vụ cho cơng tác hiện đại hóa. Ví dụ Hải quan Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Niu - Di-Lân, Pháp, Bỉ...

* Hợp tác đa phương

Để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an ninh an toàn Quốc gia, Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO,.v.v.

Ngày 1 tháng 7 năm 1993, Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Sau khi trở thành thành viên của WCO, Hải quan Việt Nam đã tham gia Cơng ước KYOTO về Đơn giản hố và Hài hồ hố Thủ tục Hải quan (Năm 1997), Cơng ước Hài hồ Mơ tả và Mã hố Hàng hố (Cơng ước HS) (Năm 1998). Từ năm 2000 đến nay, Hải quan Việt Nam đã và đang tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để tham gia Công ước KYOTO Sửa đổi.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC, Hải quan Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các Cơ quan hữu quan xây dựng chương trình Hành động Quốc gia, xúc tiến xây dựng các nội dung trong Chương trình Hành động Tập thể, thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết tại tiểu ban Thủ tục Hải quan SCCP APEC.

Hải quan Việt nam tham gia tích cực các hoạt động hợp tác giữa các nước ASEAN, xây dựng Chương trình Cắt giảm Thuế quan có hiệu lực chung CEPT, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), đàm phán xây dựng danh mục biểu thuế Hài hồ ASEAN, phối hợp thực hiện Chương trình Hành động Hà Nội về các vấn đề có liên quan đến Hải quan.

Tháng 3 năm 1996, Hải quan Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ASEM là (i) xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục các rào cản thương mại và (ii) phối hợp hành động tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.

Bắt đầu từ năm 1998, Hải quan Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch triển khai Cơng ước Hài hồ mơ tả và mã hố Hàng hố (HS), và hồn chỉnh các văn bản pháp lý trình Chính phủ ban hành Nghị định về phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu, tham gia đàm phán xây dựng danh mục Biểu thuế Hài hoà ASEAN áp dụng từ tháng 7 năm 2003.

Ngày 29 tháng 12 năm 2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT đối với hàng hoá đến từ 51 Quốc gia trên toàn cầu.

Đặc biệt, năm 1995 và năm 2004 Hải quan Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan các nước ASEAN.

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thương mại, Hải quan Việt Nam đang tích cực phối hợp thực hiện Hiệp định về Quyền Sở hữu Trí tuệ TRIPS. Trong q trình hội nhập một cách tồn diện vào nền kinh tế khu vực và Thế giới, Hải quan Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan trong ASEAN, diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC, cũng như trong ASEM.

* Hợp tác song phương

Hải quan Việt Nam tin tưởng rằng việc hợp tác hiệu quả giữa các Cơ quan Hải quan sẽ tạo thuận lợi cho thương mại của các nước và bảo đảm an ninh an toàn của các Quốc gia. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã ký thoả thuận Hợp tác và Hỗ trợ Lẫn nhau trong các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan với 4 nước.

Thoả thuận về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thoả thuận giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hợp tác chống buôn lậu.

Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại hàn Dân quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan.

Thoả thuận về quản lý hàng quá cảnh và đấu tranh chống bn lậu giữa Tổng cục Hải quan Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Hiệp định Hợp tác Hải quan giữa Chính phủ Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Mơng Cổ.

Trong điều kiện của một Quốc gia có nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng XHCN, Hải quan Việt Nam vừa là người bảo vệ chủ quyền lợi ích Quốc gia, vừa là người mở cửa, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại.

Để đạt được mục tiêu quan trọng này, Hải quan Việt Nam ln duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trên Thế giới cũng như các nước trong khu vực, và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức Quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến Hải quan.

3.1.2. Hiện đại hố hải quan

Đến năm 2010 phải hồn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực của một tổ chức Hải quan hiện đại. Phù hợp với khu vực và Quốc tế, thực hiện các cam kết Quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan như: Công ước KYOTO, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS, gồm: Chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ, cải cách quy trình một cửa, tăng cường sự kiểm sốt của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết được thách thức về sự gia tăng nhanh chóng của cơng việc với năng lực của cơ quan Hải quan. Nâng cao khả năng thu thuế, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Về cơ cấu tổ chức: đến năm 2010 hồn thiện mơ hình tổ chức của ngành Hải quan theo nguyên tắc tập trung thống nhất, gồm 3 cấp: Tổng cục Hải quan; Hải quan Vùng; điểm thông quan.

Về con người: Xây dựng lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao; thành thạo về trình độ nghiệp vụ chun mơn theo chức trách được phân cơng; hoạt động minh bạch, liêm chính; có trình độ hiểu biết đáp ứng u cầu nhiệm vụ công tác; làm chủ được các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tại chi cục hải quan hải dương (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w