2.1. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚ
2.1.2. Tác động của khủng hoảng tới ngành dệt may Việt Nam
2.1.2.1. Cơ hội đối với ngành dệt may Việt Nam
Do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế, thắt chặt chi tiêu nên ngƣời tiêu dùng chuyển từ hàng tiêu dùng cao cấp sang hàng sản phẩm thấp cấp hơn, vì vậy các sản phẩm đơn giá thấp, chất lƣợng, đang có lợi thế tại giai đoạn này. Hàng dệt may của Việt Nam là hàng bình dân, có giá cả cạnh tranh nên khi kinh tế gặp khó khăn ngƣời tiêu dùng sẽ có xu hƣớng điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng, thay thế đồ xa xỉ đắt tiền bằng hàng bình dân giá cạnh tranh. Đây là cơ hội cho Doanh nghiệp dệt may trong nƣớc tăng xuất khẩu hàng dệt may giá rẻ. Bên cạnh đó thị trƣờng trong nƣớc với hơn 86 triệu dân, tỉ lệ tăng dân số khoảng 1,3%/năm cùng với nền kinh tế phát triển và không bi ảnh hƣởng nhiều từ khủng hoảng kinh tế. Các Doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi để tăng trƣởng thị trƣờng nội địa và đây cũng là nguồn lực lao động dồi dào có thể
đáp ứng nhu cầu lao động cho Doanh nghiệp với giá nhân công rẻ cũng nhƣ tăng thị phần trong nƣớc.
Đƣờng lối, chính sách Nhà Nƣớc ổn định đã tạo mơi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, cho sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng và sự năng động sáng tạo của các Doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp đang từng bƣớc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, chính phủ ngày càng hoạt động năng động và có nhiều hỗ trợ cho Doanh nghiệp trong việc xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ tạo niềm tin cho Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ và triển khai các chƣơng trình dài hạn. Ngồi ra, ngành dệt may đang đƣợc khuyến khích đầu tƣ phát triển và đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ 2000 đến 2009
Nguồn: Tổng Doanh nghiệp dệt may Việt Nam 2010
Xuất khẩu thuận lợi, hạn ngạch xuất khẩu tăng: Những năm qua ngành dệt may Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, nhiều năm liền đứng hàng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu của cả nƣớc, uy tín và chất lƣợng các sản phẩm dệt may Việt Nam đƣợc chấp nhận trên thị trƣờng thế giới. Hiện nay EU đã bỏ hạn ngạch nhập hàng dệt may Việt Nam vào thị trƣờng EU và việc xóa bỏ hạn ngạch đối với thị trƣờng Hoa Kỳ khi gia nhập
chính thức vào tổ chức thƣơng mại thế giới WTO từ tháng 01/2007, điều này góp phần tạo cơ hội cho các Doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng có sức tiêu thụ lớn nhƣ thị trƣờng Hoa Kỳ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế còn giúp cho Việt Nam tiếp cận đƣợc với nguồn nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ máy móc thiết bị rẻ hơn rất nhiều so với trƣớc đây. Điều này đã giúp cho nền kinh tế tạm thời giải tỏa đƣợc các áp lực về lạm phát, mất cân đối cán cân thanh toán, và sự mất giá của đồng Việt Nam trong điều kiện chính sách tài khóa và tiền tệ vẫn tiếp tục đƣợc nới lỏng.
2.1.2.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Khách hàng: Thất nghiệp gia tăng ảnh hƣởng tiêu cực đến thu nhập và
qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình làm cho các Doanh nghiệp khó bán đƣợc hàng hóa. Nhu cầu may mặc trên thị trƣờng ngày càng phong phú, đa dạng, thị hiếu luôn thay đổi, nếu Doanh nghiệp khơng đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm Doanh nghiệp khác có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn. Ngày càng có nhiều Doanh nghiệp cả trong và ngồi nƣớc có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách hấp dẫn. Điều này đã gây áp lực lớn và đòi hỏi các Doanh nghiệp phải đƣa ra sản phẩm có chất lƣợng ngày càng tốt với giá cả phù hợp buộc các Doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, thay đổi chủng loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tài chính: Sự thắt chặt tín dụng, sự thu hẹp nhu cầu và áp lực cạnh tranh
mạnh mẽ trên thị trƣờng đã khiến một loạt các Doanh nghiệp dệt may ở nhiều nƣớc rơi vào phá sản, đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn hoặc SXKD cầm chừng. Các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng không tránh khỏi sự tác động tiêu cực đó. Bên cạnh đó, sự thắt chặt tín dụng và khó khăn về tài chính
cũng khiến cho số lƣợng các dự án mới cũng nhƣ số vốn đầu tƣ vào ngành bị sụt giảm đắng kể nhất là trong lĩnh vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.
Bảng 2.1: Đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành dệt may theo năm
Năm
Số dự án Số vốn (Triệu USD)
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam 2009
Ta có thể thấy số lƣợng các dự án cũng nhƣ vốn đầu tƣ vào ngành dệt may tăng dần qua các năm đặc biệt trong năm 2007, số dự án đầu tƣ tăng hơn 23% còn số vốn tăng 43%, tăng cao nhất trong các năm. Đến năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và sự thắt chặt tín dụng nên số dự án đầu tƣ vào ngành trong năm 2008 đã giảm mạnh với hơn 65% và số vốn đầu tƣ cũng giảm hơn 68% so với năm 2007.
Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu, hoá chất thuốc nhuộm, máy
móc thiết bị, phụ tùng vẫn chƣa chủ động đƣợc mà phải nhập ngoại: Nguồn nguyên liệu xơ bông trong nƣớc không đủ cung cấp cho các Doanh nghiệp Dệt- Sợi trong nƣớc, phải nhập thêm xơ bơng nƣớc ngồi tới 90%, hóa chất thuốc nhuộm hồn tồn nhập ngoại, máy móc thiết bị, phụ tùng 80% [60].
Hình 2.2: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may từ 2000 - 2009
Nhƣ vậy, giá trị thực tế mà ngành may thu đƣợc không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu, Điều này một lần nữa giải tại sao tuy giá trị xuất khẩu của ngành may cao nhƣng cả chủ và thợ trong ngành lại không mặn mà lắm với cơng việc. Nhiều Doanh nghiệp may đã có sự chuyển hƣớng sang các ngành nghề, lĩnh vực khác nhƣ đầu tƣ và kinh doanh bất động sản, đầu tƣ tài chính v,v, nhằm tăng thêm thu nhập.
Đối thủ cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước: Cuộc khủng hoảng
kinh tế nổ ra làm các nền kinh tế tăng trƣởng chậm lại, tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nƣớc, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất thực, khiến Doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hƣởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các Doanh nghiệp khó bán đƣợc hàng hóa, đối với ngành dệt may Việt Nam thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Hồng Kông, EU, Nhật Bản, Mỹ đều bị khủng hoảng và rơi vào suy thoái khiến cho thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Ngành dệt may Việt Nam còn gặp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt với các cƣờng quốc dệt may nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangadesh, Mexico, Indonesia… đặc biệt Trung Quốc đứng đầu và chiếm thị phần lớn trên các thị trƣờng Mỹ (50%), Nhật (70%), EU(60%) [59], cũng là những thị trƣờng ngành dệt may Việt Nam tập trung khai thác. Bên cạnh đó Trung Quốc đã và đang có chƣơng trình phát triển mới, đổi mới cơng nghệ, thiết bị, khuyến khích đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng và giảm giá thành sản phẩm. Đây là một đối thủ lớn và là thách thức lớn, lâu dài cho ngành Dệt-May Việt Nam. Trong nƣớc các đối thủ cạnh tranh cùng ngành cũng ngày càng lớn mạnh, các Doanh nghiệp không ngừng phát triển và những Doanh nghiệp liên doanh,
100% vốn nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam ngày càng có quy mơ và mặt hàng cũng rất đa dạng, chất lƣợng cao và giá cả cũng rất cạnh tranh.
Mất rào cản thuế quan: Khi Việt Nam gia nhập chính thức tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO, nguy cơ hàng ngoại sẽ tràn vào thị trƣờng Việt Nam. Đầu năm 2007, mức thuế nhập khẩu ngành hàng dệt may giảm từ mức bình qn 37,3% xuống cịn 13,7% và riêng hàng quần áo may sẵn giảm mức từ 50% xuống còn 20% [5]. Đây là thách thức lớn nhất mà các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có bƣớc chuẩn bị thật cẩn thận, chu đáo để tránh nguy cơ phá sản.
Xuất khẩu cịn có nhiều rào cản: Hoạt động xuất khẩu lệ thuộc theo
các đơn hàng nên thƣờng bị gây sức ép không nhỏ nhƣ: Ép giảm giá, chất lƣợng, nguồn nguyên vật liệu, thời gian giao hàng bên cạnh đó cịn bị ảnh hƣởng do các chính sách bảo hộ thƣơng mại, các u cầu về an tồn, mơi trƣờng tại các thị trƣờng nhập khẩu. EU, Mỹ đã xóa bỏ hạn ngạch nhập hàng dệt may Việt Nam khi Việt Nam gia nhập chính thức vào tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) trong từ 01/2007 và từ đầu năm 2009, nhiều nền kinh tế phát triển đã khơng cịn áp dụng hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may. Nhƣng các Doanh nghiệp dệt may muốn xuất khẩu hàng sang thị trƣờng các nƣớc vẫn gặp phải những rào cản kỹ thuật mà hầu hết các nƣớc có hàng Việt Nam nhập khẩu đều đƣa ra những rào cản kỹ thuật.
Tại thị trường Mỹ: Chƣơng trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ
vẫn đƣợc áp dụng đối với hàng dệt may của Việt Nam. Trong khi đó, Bộ Thƣơng mại Mỹ vẫn chƣa có hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của chƣơng trình trên đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Chƣơng trình giám sát đặc biệt này đƣợc phía Mỹ đơn phƣơng áp đặt từ đầu năm 2007 đối với năm nhóm hàng dệt may của Việt Nam gồm quần, áo sơ mi, đồ lót, đồ bơi và áo len. Yêu cầu mới về tính dễ cháy của vải có hiệu lực
từ ngày 22-9-2008 khơng chỉ đối với loại vải, mà cịn đối với dây kéo, dây nơ, tua, ren trang trí. Ngày 14/8/2008 Quốc hội Mỹ đã thơng qua luật mới về an tồn sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ, theo đó, tất cả các sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ sẽ tuân thủ theo những quy định mới chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2009. Bà Nord chủ tịch Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết: “Nếu trƣớc đây luật quy định buộc tái xuất các sản phẩm vi phạm an tồn khi nhập khẩu vào Mỹ thì nay quy định mới cho phép Ủy ban an tồn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ có quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm về tính an tồn” [57]. Ngoài ra, mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ khi vi phạm cũng sẽ tăng lên đến 15 triệu USD, trƣớc đây mức phạt này tối đa là vài triệu USD.
Tại thị trường EU: EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc
từ năm 2008, điều này đẩy các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt hơn với ngành dệt may Trung Quốc. Ngồi ra, Trung Quốc lại có lợi thế về năng lực cạnh tranh lớn do chủ động đƣợc nguồn nguyên phụ liệu sản xuất và có khả năng cung cấp nhiều phẩm cấp hàng hóa.
Tại thị trường Nhật Bản: Đối với thị trƣờng Nhật Bản, hiện nay, sáu
nƣớc trong khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei và Thái Lan đã đƣợc hạ mức thuế quan xuống còn 0% khi xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản. Trong khi đó, hàng dệt may của Việt Nam vào thị trƣờng này vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10% [57], điều này cũng sẽ tiếp tục đẩy các Doanh nghiệp trong nƣớc vào thế cạnh tranh khá căng thẳng với các nƣớc trong khu vực khi xuất hàng sang thị trƣờng này. Các sản phẩm xuất khẩu sang Nhật phải có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trƣờng, và đã áp dụng Hiệp định đối tác kinh tế song phƣơng Việt- Nhật với mức thuế suất 0% hàng dệt may sang Nhật. Doanh nghiệp muốn đƣợc áp mức thuế trên thì phải đáp ứng đƣợc hai yêu cầu là hàng phải đƣợc sản xuất,
gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên phụ liệu phải từ Việt Nam, Nhật hoặc ASEAN, trừ Indonesia, Philippines, Campuchia và Thái Lan.
Hoạt động chống bán phá giá: Hoạt động chống bán phá giá gia tăng
đáng kể trong năm 2008 so với năm 2007. Từ đồ thị, có thể thấy hoạt động chống bán phá giá trên tồn cầu có chu kỳ chậm vào khoảng đầu những năm 2000, khoảng từ năm 2002 đến 2007.
Hình 2.3: Số liệu các vụ kiện chống bán phá giá từ năm 2000 đến 2009
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thƣơng mại Toàn cầu 2009
Do vậy có thể nhận thấy ảnh hƣớng của suy thối kinh tế tồn cầu sẽ dẫn đến sự gia tăng các hoạt động chống bán phá giá. Sự gia tăng này tuy chƣa rõ rệt nhƣng cũng không quá bất ngờ khi chứng kiến xu hƣớng này bởi thực tế cho thấy ln có độ trễ trƣớc khi nền kinh tế suy giảm và đây là bằng chứng thƣờng thấy về thiệt hại. Những thiệt hại do suy thoái kinh tế gây ra khơng thể quy kết cho hàng hóa nhập khẩu phá giá. Các điều khoản WTO yêu cầu sự tách bạch và rõ ràng giữa các nguyên nhân gây ra thiệt hại. Tuy nhiên thực tế, trong điều kiện kinh tế tốt các Doanh nghiệp dƣờng nhƣ ít có động lực trong việc đệ đơn kiện chống bán phá giá.
Hình 2.4: Số liệu các vụ kiện chống bán phá giá từ năm 2000 đến 2009
Nguồn: Báo cáo Bảo hộ Thƣơng mại Toàn cầu 2009
Điều đáng chú ý nhất về số liệu chống bán phá giá năm 2008 là thực tế ngành dệt may và da giày góp mặt nhiều hơn vào các cuộc điều tra chống bán phá giá so với các năm trƣớc. Việc tăng tỷ lệ phần trăm các vụ điều tra chống bán phá giá có liên quan đến ngành dệt may và da giày đƣợc thể hiện rõ trong đồ thị dƣới đây.
Lao động: Ngành Dệt-May là ngành có mức thu nhập thấp so với các
ngành khác hiện đang phát triển mạnh, cho nên đội ngũ trí thức tham gia đầu tƣ vào ngành ngày càng ít dần, điều này ảnh hƣởng đến sự phát triển sắp tới của ngành nói chung và đối với các Doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó các Doanh nghiệp nƣớc ngồi đầu tƣ tại Việt Nam với nhiều ngành nghề khác có mức lƣơng cao đã thu hút nguồn nhân lực trong nƣớc và tình trạng chảy máu chất xám đã xảy ra nhiều ở các Doanh nghiệp nhà nƣớc.
Tỷ giá: Khi tỷ giá biến động sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD của
Doanh nghiệp. Thứ nhất là ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thành nhập khẩu nguyên vật liệu từ đó ảnh hƣởng đến giá thành của sản phẩm. Thứ hai ảnh hƣởng đến giá hàng hóa khi xuất khẩu có thể gây khó khăn trong xuất khẩu khi tỷ giá VND/USD lên quá cao. Thứ ba là những khoản nợ dài hạn đầu tƣ
cho máy móc thiết bị do thiết bị máy móc chủ yếu nhập từ nƣớc ngồi về và phải thanh toán bằng USD.
2.1.2.3. Hoạt động của Doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn khủng hoảng
Phần lớn các Doanh nghiệp đều khẳng định thời gian qua họ gặp rất nhiều khó khăn và mục tiêu trƣớc mắt không phải là tăng trƣởng doanh số hay lợi nhuận mà là làm sao tồn tại. Ông Trần Đăng Tƣờng, Chủ tịch Hiệp hội sợi Việt Nam, cho biết: Nhiều hệ thống phân phối quốc tế phải đóng cửa hoặc chủ yếu bán hàng tồn kho nên lƣợng đặt hàng mới rất ít. Số lƣợng đơn hàng giảm mạnh, nhiều nơi mới chỉ nhận đƣợc 20- 30% từ các khách hàng truyền thống, nhiều Doanh nghiệp giảm đến 80% số lƣợng đặt hàng [59].
Hoạt động tài chính
Khả năng thanh tốn: Các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển
mạnh theo hƣớng chú trọng xuất khẩu hàng FOB (Giao hàg lên tàu), do đó