1.3.1. Kinh nghiệm của Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên là 16 487,29km2 dân số là 3.003.000 người. Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.477.687 người, đa số là lao động ở khu vực nông thôn với 1.335.743 người chiếm hơn 90% lực lượng lao động của tỉnh [1, tr.52].
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nghệ An luôn xác định công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và việc làm cho người lao động ở nơng thơn nói riêng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và địa phương.
Để thực hiện mục tiêu đó Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu tập trung xây dựng các chương trình, đề án, chính sách và giải quyết việc làm, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt và phối hợp chỉ đạo đạt kết quả tốt. Từ năm 2006 - 2010, thơng qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế lồng ghép các chương trình dự án đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, trang trại, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế. Nghệ An đó tạo thêm việc làm cho trên 130.000 lao động (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,6 đến 2,7 vạn người, trong đó tạo việc làm mới tập trung cho trên 30.000 lao động) và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ
73,93% năm 2001 lên 77,71% năm 2004 [1, tr.87]. Để đạt kết quả đó, tỉnh Nghệ An đó thực hiện đồng bộ các chủ trương và biện pháp như sau:
- Cơng tác giải quyết việc làm đã được tồn tỉnh xác định là một trong những nội dung chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, được các cấp các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
- Nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan đoàn thể và các tầng lớp nhân nhân về lĩnh vực lao động việc làm, dạy nghề và xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến sâu sắc phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng phần nào yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH q hương tồn tỉnh đó quán triệt và thực hiện tốt hơn chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết việc làm, dạy nghề và xóa đói giảm nghèo trước yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn các phong trào, xây dựng phát triển các mơ hình, cách làm hiệu quả trong cơng tác giải quyết việc làm, có nhiều cơ chế chính sách thơng thống khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Nghệ An; Đồng thời xúc tiến đẩy nhanh tiến độ dạy nghề và xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác giải quyết việc làm.
- Cụ thể, trong những năm qua Nghệ An đó thực hiện tốt cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động nhất là cho người lao động ở nông thôn trong các lĩnh vực sau:
+ Trong nông nghiệp, tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đầu tư thâm canh, phát triển các vùng chuyên canh nguyên vật liệu cho cơng nghiệp chế biến như: dứa, sắn, mía, chè công nghiệp cây ăn quả... Phát triển các hỡnh thức kinh tế trang trại, tổng đội thanh niên xung phong kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đỡnh để thu hút lao động, tạo nhiều việc làm. Bên cạnh đó tỉnh đó đầu tư phát triển ni trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, dịch vụ, du lịch phát triển vùng kinh tế ven biển giải quyết nhiều việc làm cho người lao động ở khu vực này.
+ Khuyến khích, thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi về vốn, địa điểm, thủ tục đăng ký để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển có chính sách khuyến khích, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp lớn, có chất lượng cao đầu tư vào Nghệ An. Hiện nay tỉnh đó thu hút đầu tư và phát triển trên 1.800 doanh nghiệp, tạo việc làm cho gần 15.000 lao động [1, tr.104].
+ Trợ giúp về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm để mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề, tạo việc làm cho người lao động ở nơng thơn. Hiện nay cả tỉnh có trên 100 làng nghề và 12 đơn vị được UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 4.000 lao động. Cơ cấu lao động của tỉnh đó được chuyển dịch theo hướng giảm lao động ở khu vực nông thôn, tăng lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ.
+ Tạo việc làm qua quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm: Bằng nguồn vốn chương trỡnh mục tiờu quốc gia, từ năm 2001 đến 2005, mỗi năm tỉnh đó triển khai trờn 100 dự án cho vay giải quyết việc làm với số tiền trên 40 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 30.000 lao động [1, tr.103].
+ Công tác xuất khẩu lao động được chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Bên cạnh việc áp dụng chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo ngoại ngữ, giáo dục, định hướng cho vay vốn tín dụng, thực các chính sách khuyến khích, thu hút các đơn vị xuất khẩu lao động, tỉnh đó chỉ đạo các huyện, thành thị, xây dựng được nhiều mơ hỡnh liờn kết xuất khẩu lao động có hiệu quả giữa chính quyền xó phường, thị trấn với các doanh nghiệp và đơn vị cung ứng xuất khẩu lao động. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 trên địa bàn tỉnh đó có 58 đơn vị xuất khẩu lao động, gần 40.000 lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Thành quả do xuất khẩu lao động mang cho các gia đình lao động ở nơng thơn ở Nghệ An nói riêng và cho tồn tỉnh nói chung là vơ cùng to lớn, góp phần giải quyết việc làm và đưa lại nguồn thu nhập từ ngoại tệ cho tỉnh.
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nơng thơn, miền núi. Hiện nay tỉnh đó có 13 trường, 24 trung tâm dạy nghề công lập và 9 cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập với cơ cấu ngành nghề đa dạng phong phú phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Từ đó có chính sách
khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân, ngồi cơng lập, các doanh nghiệp và các làng nghề, đa dạng hóa phương thức đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất trong từng khu vực kinh tế. Bên cạnh việc tuyển sinh đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề tại các làng nghề, hoạt động liên kết đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, các vùng dân tộc cũng được quan tâm mở rộng. Nhờ vậy, qui mô đào tạo tăng nhanh, năm 2004 là 34.352 người đến năm 2008 đó tăng lên 49.520 người. Chất lượng dạy nghề của tỉnh đó phần nào đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và thị trường lao động. Hơn 80% học sinh sau học nghề đều có việc làm và tự tạo được việc làm ổn định [1, tr.92].
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nơng nghiệp “đất chật người đơng” với diện tích tự nhiên 1546,01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 người/km2, gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông hồng và 5,7 lần so với cả nước, có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của tỉnh, số dân ở nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt 3.889.000 đông/người/năm vào năm 2003 [17, tr.45]. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, chiếm 4,82% (năm 2004), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng chỉ đạt 79,19%. Vì vậy, tình trạng khơng có việc làm và thiếu việc làm
ở cả thành thị và nông thơn cịn rất lớn. Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã tập trung vào thực hiện chương trình giải quyết việc làm thu được kết quả và kinh nghiệm như sau:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm, khôi phục phát triển làng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động..
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn.
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thơng thống để tạo nên sức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có cơng nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động
- Thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp... đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
1.3.3. Kinh nghiệm của Thanh Hoá
Thanh Hoá là một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, với dân số hơn 3,6 triệu người, 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn lao động dồi dào (hơn 2 triệu người) chiếm trên 50% dân số trung bình của tỉnh [32, tr.50]. Tuy có số lượng lao động đơng nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Thanh Hố cịn là tỉnh nghèo, chậm phát triển, tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng khơng nhiều và khó khai thác, thiếu vốn, kỹ thuật cơng nghệ cịn lạc hậu. Hàng năm, tồn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang, tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn rất lớn, mới sử dụng 70% quỹ thời gian làm việc trong năm.
Để giảm sức ép lao động và việc làm, những năm qua Thanh Hoá đã tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho cơng nghiệp chế biến như: mía đường, vùng cây nguyên liệu sản xuất giấy; bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng; đầu tư đánh bắt xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm; khôi phục làng nghề truyền thống và phát triển ngành nghề mới; phát triển thương mại dịch vụ... Hàng năm đã tạo ra việc làm mới cho trên 10 vạn lao động, là một trong những tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể như sau:
- Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các cấp, các ngành trong tỉnh luôn xác định giải quyết việc làm là một chương trình kinh tế-
xã hội quan trọng, coi đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh.
- Cùng với cả nước, Thanh Hoá đã xây dựng được các văn bản pháp quy tạo điều kiện cho việc thực hiện các quan hệ lao động trong cơ chế thị trường, thuê mướn lao động, sử dụng lao động dược dễ dàng hơn.
- Các tổ chức chính trị như: Mặt trận Tổ quốc, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ... đã tích tham gia giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, hướng dẫn nơng dân phát triển sản xuất.
- Thông qua giải quyết việc làm, các chương trình kinh tế - xã hội đã được thực hiện có hiệu quả thiết thực. Huy động được các nguồn lực đa dạng, đầu tư cho phát triển kinh tế, tạo mở việc làm.
- Đã phát triển nhiều hình thức, mơ hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng ở các cấp, các ngành, các địa phương, đã xuất hiện nhiều những điển hình, nhân tố mới, góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Tập trung đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi phục ngành nghề truyền thống, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở cơ sở dạy nghề.