Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 48 - 55)

Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và giải quyết việc làm ở một số địa phương trong nước thời gian qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng cho giải quyết việc làm, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng như sau:

- Nhà nước cần phải có những chính sách vĩ mơ về vai trị quản lý nhà nước để chống thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó, đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi

- Phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn một cách tồn diện: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động thu hút lao động, phân công lại lao động, tạo việc

làm tại chỗ ở nơng thơn.

- Đa dạng hố các hình thức giải quyết việc làm: Phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của người lao động. Xã hội hoá giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đồn thể chính trị xã hội và tồn thể nhân dân.

- Đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao và khu vực thu hút nhiều lao động.

- Phát triển hệ thống sự nghiệp về lao động - việc làm như các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở dạy nghề, các tổ chức xuất khẩu lao động.

- Trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế để tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm cho giải quyết việc làm.

Tùy vào điều kiện tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mà có những giải pháp giải quyết việc làm khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, Thái Nguyên cần tham khảo và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của các tỉnh, nhất là những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng để giải quyết tốt việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của vùng Việt Bắc nói riêng và vùng núi Đơng Bắc nói chung. Với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút, nơi đây trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Ngun cịn có tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, du lịch, nguồn nhân lực. Đó thực sự là những nhân tố quan trọng, tạo nền tảng để Thái Nguyên phát huy thế và lực mới trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vị trí địa lý: Thái Ngun có diện tích đất tự nhiên khơng lớn với 3.541,1

km2, chiếm 1,13% diện tích cả nước. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đơng giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam giáp thủ đơ Hà Nội.

Địa hình: Thái Ngun có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam,

thấp dần xuống phía Nam và chấm dứt ở Đèo Khế. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh (castơ) tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Ngồi hai dãy núi kể trên, tỉnh cịn có dãy Ngân Sơn (bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến huyện Võ Nhai) và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Là tỉnh trung du, miền núi, nhưng địa hình tỉnh Thái Ngun khơng phức tạp lắm nếu so với các tỉnh trung du, miền núi khác trong vùng. Đây là điều kiện

thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển sản xuất nơng - lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Khí hậu: khí hậu của Thái Nguyên chia làm 4 mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng.

Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, cao nhất vào tháng 8 (400 mm) và thấp nhất vào tháng 1 (dưới 50 mm).

Do địa hình thấp dần từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp, trung du, đồng bằng theo hướng Bắc - Nam, nên khí hậu Thái Ngun vào mùa đơng được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hố, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ n, thị xã Sơng Cơng và thành phố Thái Nguyên. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 1.300 - 1.750 giờ, phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất

Đất núi: chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, nằm ở độ cao trên 200m so với mực nước biển, hình thành do sự phong hóa trên đá mácma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh và trồng các cây đặc sản, cây ăn quả, cây lương thực phục vụ nhân dân vùng cao.

Đất đồi: chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ. Đất đồi tại một số vùng như: Đại Từ, Phú Lương,... nằm ở độ cao 150 - 200m, độ dốc 5 - 200, phù hợp cho sự sinh trưởng của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

Đất ruộng: chiếm 12,4% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có sự phân hoá phức tạp. Một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác không tập trung, chịu tác động lớn của chế độ thuỷ văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán,...), khó khăn cho việc canh tác.

Điều đáng lưu ý, diện tích đất chưa sử dụng ở Thái Nguyên khá lớn, chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này có khả năng phát triển lâm nghiệp, nhất là mơ hình trang trại vườn rừng. Đây là tiềm năng, đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn đặt ra cho tỉnh trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Tài nguyên rừng: là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152 nghìn

ha (chiếm 43% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh), Thái Nguyên có lợi thế trong khai thác và phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng của Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên rừng đang bị suy giảm đáng kể. Vầu, nứa và các loại đặc sản rừng, dược liệu và động vật rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Thực trạng này đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên nhiệm vụ rất nặng nề trong việc bảo vệ, trồng mới rừng.

Tài nguyên khoáng sản: trong lịng đất Thái Ngun chứa đựng những

nguồn tài ngun khống sản phong phú, đa dạng. Theo tài liệu điều tra của Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh, Thái Ngun có tiềm năng rất lớn về khoáng sản, phân bố tập trung tại các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai.

Khoáng sản nhiên liệu: sau Quảng Ninh, Thái Nguyên được đánh giá là

tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện và các nhu cầu khác khơng chỉ trong tỉnh Thái Ngun.

Khống sản kim loại: Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyên kim loại đen,

kim loại màu, kim loại quý hiếm. Đến năm 2004, toàn tỉnh đã đăng ký 39 mỏ và điểm quặng sắt, với tổng trữ lượng trên 50 triệu tấn, trong đó nhiều mỏ có trữ lượng 1 - 5 triệu tấn. Hàm lượng Fe đạt 58,8 - 61,8%, được xếp vào loại có chất lượng tốt. Riêng mỏ Tiến Bộ (Đồng Hỷ) có trữ lượng 24,1 triệu tấn. Tổng trữ lượng quặng sắt thăm dò khoảng 36,6 triệu tấn. Về titan, tỉnh đã đăng ký gần 20 điểm mỏ, tổng trữ lượng (gốc + sa khoáng) khoảng 20 triệu tấn, trong đó mỏ Cây Châm (Phú Lương) có trữ lượng khoảng 4,8 triệu tấn.

Kim loại màu: cũng khá phong phú với các chủng loại: chì kẽm, thiếc,

vùng Lang Hít (Đồng Hỷ) trữ lượng trên 130 nghìn tấn; vùng Nam Đại Từ, trữ lượng trên 23 nghìn tấn. Thiếc tập trung ở vùng La Bằng, phía tây Núi Pháo, trữ lượng dự kiến 11,3 nghìn tấn Sn và 2.982 tấn Bi. Thiếc sa khoáng tập trung ở vùng Phục Linh. Qua đánh giá sơ bộ, trữ lượng thiếc sa khoáng C1 + C2 vào khoảng 1.130 tấn SnO2 (caxiterit), nhưng triển vọng (P) có thể đạt khoảng 6.000 tấn. Đặc biệt, vùng Hà Thượng (Núi Pháo - Đại Từ) đã phát hiện thấy mỏ đa kim với trữ lượng thăm dò khoảng 110 triệu tấn, trong đó có nhiều loại như: WO3,

CaF2, Au, Cu, Bi,... Mỏ đa kim này được đánh giá là một trong các mỏ có trữ lượng lớn nhất thế giới.

Kim loại quý hiếm: có vàng với 20 mỏ và điểm quặng, trong đó có 10 điểm

quặng vàng gốc.

Khống sản phi kim: Thái Nguyên có rất nhiều khống sản phi kim phục vụ

cho công nghiệp xây dựng như: đá vơi (trữ lượng thăm dị gần 200 triệu tấn, dự tính cịn hàng trăm triệu tấn chưa được thăm dị); đá vơi trợ dung (mới thăm dò tại mỏ Núi Voi, trữ lượng 8,38 triệu tấn); đá vôi ốp lát (mỏ La Hiên, trữ lượng 35 triệu tấn), ngồi ra cịn có nhiều điểm quặng ở Định Hố). Bên cạnh đó, đơlơmít có 3 mỏ đã được thăm dò ở Đồng Hỷ, Võ Nhai với trữ lượng trên 100 triệu tấn. Sét (xi măng), tổng trữ lượng đã thăm dò hơn 60 triệu tấn, tập trung ở vùng Cúc Đường (La Hiên) và Khe Mo (Đồng Hỷ). Sét cao lanh có ở nhiều nơi, trữ lượng đã thăm dị 356.937 tấn, trong đó có một mỏ sét (cao lanh) trữ lượng lớn, chất lượng cao được phát hiện ở Đại Từ, dự đoán trữ lượng trên 20 triệu tấn. Loại sét này có thể phục vụ cho sản xuất gốm sứ, gạch chịu lửa,... Sét (gạch ngói) đã đăng ký 12 mỏ và điểm, trong đó đa số đã được thăm dị, tổng trữ lượng trên 30 triệu m3. Ngồi ra, Thái Ngun cịn có trữ lượng cát, cuội, sỏi khá lớn, phân bố chủ yếu trên sông Cầu và sông Công.

Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch của Thái Nguyên rất đa dạng.

Trong đó, hồ Núi Cốc với diện tích 25 km2 cùng nhiều đảo lớn nhỏ trong lòng hồ đã mở ra tiềm năng du lịch lớn nhất tỉnh. Khu du lịch hồ Núi Cốc cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây, với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình đã trở thành khu du lịch lớn nhất của tỉnh, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ

dưỡng, kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ du lịch, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương, đồng thời mang lại cho tỉnh khoản thu khơng nhỏ. Ngồi ra, Thái Ngun cịn có bãi đá cổ Thần Sa, Mái Đá Ngườm, nơi được coi là cái nơi của người tiền cổ. Cùng với đó, hang Phượng Hồng, suối Mỏ Gà, thác Mưa Roi (huyện Võ Nhai), thác Bảy Tầng, cây đa nghìn tuổi (huyện Định Hóa),... là những tiềm năng du lịch lớn của tỉnh.

Thái Ngun cịn có tài ngun du lịch nhân văn khá lớn với nhiều di tích lịch sử, cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số,... Thái Nguyên là nơi có truyền thống cách mạng lâu đời, thủ đơ kháng chiến - "Thủ đơ gió ngàn" trong kháng chiến chống thực dân Pháp. An toàn khu (ATK) với nhiều địa danh như: đồi Tỉn Keo - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc; khu nhà làm việc của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phịng,... là những di tích lịch sử vơ cùng q giá. Bên cạnh đó, với vị trí là trung tâm văn hố của các dân tộc thiểu số miền núi, có Bảo tàng văn hố các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên có lợi thế lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng thủ đô kháng chiến Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh (cơng trình văn hố - lịch sử có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ hơm nay và mai sau).

Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, tiềm nămg du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch về nguồn đầy hấp dẫn,... tiếp tục khai thác, phát huy hiệu quả những lợi thế, tiềm năng này trong phát triển kinh tế - xã hội, Thái Nguyên sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Đến năm 2006, tỉnh đã thăm dò và đăng ký 10 mỏ và điểm than đá, tổng trữ lượng đã được thăm dò là 71,9 triệu tấn. Trong đó, đáng kể nhất là than antraxit với các mỏ: Núi Hồng (sản lượng khai thác khoảng 300 nghìn tấn/năm), Khánh Hồ (khoảng 180 nghìn tấn/năm); Bá Sơn (35 nghìn tấn/năm). Trữ lượng than mỡ chiếm số lượng lớn với mỏ Phấn Mễ (100 nghìn tấn/năm) và mỏ Làng Cẩm (25 nghìn tấn/năm).

Kết cấu hạ tầng: Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Thái

Nguyên đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các địa phương khác trong vùng và cả nước. Hệ thống đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 2.753 km. Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên - cửa ngõ phía nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là đầu mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Khu công nghiệp Sông Công, Khu gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Ngun. Hệ thống đường thuỷ có 2 tuyến sơng chính đi Hải Phịng và Hịn Gai (Quảng Ninh), rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ Thái Nguyên đến hai cảng lớn Hải Phịng và Cái Lân (Quảng Ninh).

Với vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ văn hoá của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, đầu mối hoạt động văn hố, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc. Với 5 trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, 14 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Thái Nguyên là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục lớn thứ ba cả nước (sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Đó là những tiền đề, những tiềm năng quan trọng đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của Việt Bắc và vùng núi Đơng Bắc trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh thái nguyên hiện nay (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w