- Chính sách quản lý giá của nhà nước
7.2.1.3 Vị trí trên đường biễu diễn của chu kỳ sống sản phẩm
Mỗi sản phẩm có chu kỳ sống khác nhau tùy vào đặc tính của nó. Vị trí trên đường biểu diễn chu kỳ sống một sản phẩm là cơ sở quan trọng đối với việc định giá. Mỗi giai đoạn khác nhau của đường biểu diễn này sẽ kèm theo sự thay đổi của lượng cầu gây ra những hậu quả trên chính sách về giá.
Ví dụ: Ở giai đoạn mở đầu, xác định giá cả để tung ra thị trường là rất quan trọng,
quyết định sự thắng lợi về bn bán và tài chính đối với sản phẩm mới.
7.2.1.4 Chi phí
Chi phí tạo nền cho việc định giá một sản phẩm. Doanh nghiệp dựa vào đó để đề ra một mức giá có thể trang trải cho mọi chi phí về sản xuất, phân phối, bán sản phẩm và bao gồm cả một khoảng lời hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của mình. Nếu chi phí của doanh nghiệp cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh khi sản xuất và bán một sản phẩm tương đương thì doanh nghiệp sẽ phải đề ra một mức giá cao hơn và khi đó sẽ ở vào thế bất lợi trong cạnh tranh.
Hình 5.2: Các thành phần tạo nên giá bán sản phẩm
Trong cơ cấu giá bán có hai bộ phận chi phí
- Chi phí cố định: là những chi phí khơng thay đổi theo mức độ sản xuất. Ví dụ: tiền mặt bằng, khấu hao tài sản cố định...
- Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi trực tiếp theo mức độ sản xuất. Ví dụ: nguyên vật liệu, bao bì.....
Tổng chi phí: là tổng số của định phí và biến phí cho bất kỳ mức độ sản xuất nhất định nào đó. Khi nghiên cứu định phí và biến phí người ta đi đến việc xác định điểm hịa vốn. Q = F: Định phí V: Biến Phí 1 đơn vị sp P: Giá bán 1 đơn vị sp F P-V 7. Tiền lãi 6. Chi phí chung 5. Chi phí Marketing, cố định 4. Tiền lương cố định
3. Chi phí Marketing biến đổi 2. Tiền lương biến đổi
1. Chi phí vật chất GIÁ BÁN Định phí Biến phí Giá thành
Điểm hịa vốn ( giao điểm giữa đường tổng doanh thu và tổng chi phí) là điểm tại đó tiền bán hàng chỉ đủ bù đắp các chi phí, lãi bằng khơng.