Phân cấp trách nhiệm đối với cán bộ quản lý tại các ban Quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại công ty cổ phần tập đoàn MIK group việt nam (Trang 40)

Chương 1 TỔNG QUAN

2.2. Thực trạng công tác quản lý an tồn vệ sinh lao động tại Cơng ty cổ

2.2.4. Phân cấp trách nhiệm đối với cán bộ quản lý tại các ban Quản lý dự án

lý dự án

- Trưởng ban quản lý dự án:

+ Là người quản lý cao nhất tại dự án.

+ Phê duyệt các biện pháp thi công xây dựng.

+ Tổ chức và sắp xếp các nguồn lực cần thiết cho các vấn đề về HSE. + Thực hiện các đề xuất của cán bộ phụ trách an tồn liên quan đến cơng tác ATVSLĐ theo quy định của nhà nước.

+ Chủ trì cuộc họp giao ban hàng tuần với TVGS, nhà thầu và là người đưa ra quyết định buộc nhà thầu khắc phục những tồn tại về ATVSLĐ.

+ Tham gia họp công trường, thảo luận đưa ra các biện pháp HSE. + Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định HSE trên công trường.

+ Thay mặt chủ đầu tư trang bị các dụng cụ, PTBVCN phục vụ cho Ban QLDA.

+ Cho phép hoặc ngừng bất kỳ công việc nào sau khi xem xét các điều kiện liên quan tới HSE.

+ Phê duyệt các mẫu biểu công việc được ban hành trong quy định này để triển khai tới nhà thầu.

- Phó trưởng ban quản lý dự án:

+ Là người trợ giúp cho Trưởng ban rà soát, kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu.

+ Tham dự huấn luyện an tồn tuần cơng trường, thảo luận, chỉ đạo đưa ra các biện pháp ATLĐ-VSLĐ.

+ Tham dự cuộc họp chuyên đề về an toàn hàng tuần do cán bộ phụ trách an tồn chủ trì.

+ Tham gia cuộc họp giao ban hàng tuần với TVGS, yêu cầu nhà thầu khắc phục những tồn tại về ATLĐ-VSLĐ.

+ Thay mặt Trưởng ban giải quyết nhưng công việc cấp bách liên quan đến cơng tác an tồn khi Trưởng ban đi vắng.

+ Trưởng bộ phận an toàn dự án

+ Là người chịu trách nhiệm cao nhất và phụ trách chung mọi hoạt động trong công tác ATVSLĐ tại dự án.

+ Quản lý trực tiếp và phân công công việc cho CBAT trực thuộc. + Kiểm tra các biện pháp thi công, biện pháp an tồn, đánh giá rủi ro cơng việc và đề xuất ý kiến để giảm thiểu các rủi ro.

+ Kiểm tra, phê duyệt hồ sơ pháp lý an toàn của nhà thầu trước khi tiến hành thi công tại dự án.

+ Giám sát sự tuân thủ về cơng tác an tồn trong hợp đồng thi cơng xây dựng và các văn bản cam kết khác liên quan đến HSE của nhà thầu.

+ Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp và hoạt động về HSE xuyên suốt trong thời gian thi công dự án.

+ Triển khai kế hoạch HSE với các nhà thầu.

+ Đảm bảo công tác kiểm tra hệ thống an toàn của dự án được thực hiện và báo cáo Trưởng ban quản lý dự án.

+ Xem xét việc thực thi các kế hoạch HSE của dự án để đảm bảo phù với hợp đồng đã ký kết.

+ Xem xét việc thực hiện của các nhà thầu nhằm phát hiện ra những khu vực cần cải tiến tốt hơn.

+ Tiến hành họp HSE định kỳ để lập kế hoạch và thảo luận các vấn đề về HSE.

+ Chủ trì các buổi kiểm tra cơng tác an toàn tuần tại hiện trường.

+ Phê duyệt, ký, cấp thẻ cho CBCN làm việc trong dự án khi đã đủ điều kiện về an toàn.

+ Phê duyệt các mẫu biểu công việc được ban hành trong quy định này để triển khai tới nhà thầu.

+ Thực hiện các công việc khác căn cứ vào tình hình thực tế thi cơng tại dự án.

- Cán bộ an toàn:

+ Trợ giúp trưởng bộ phận an toàn trong việc quản lý và thực hiện công tác HSE.

+ Triển khai kế hoạch HSE với các nhà thầu.

+ Đảm bảo công tác kiểm tra hệ thống an toàn của dự án được thực hiện và báo cáo trưởng bộ phận an toàn.

+ Phổ biến đến các Nhà thầu các vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe và phục hồi sức khỏe.

+ Xem xét việc thực hiện của các Nhà thầu nhằm phát hiện ra những tồn tại cần được cải tiến tốt hơn.

+ Kiểm tra các biện pháp thi công, đánh giá rủi ro công việc và đề xuất ý kiến để giảm thiểu các rủi ro.

+ Tham gia họp để lập kế hoạch và thảo luận các vấn đề về HSE.

+ Tham dự huấn luyện an tồn tuần cơng nhân tồn dự án để đánh giá việc thực hiện cơng tác an tồn trong tuần, thơng báo các vi phạm an tồn và cơng bố các thẻ phạt.

+ Tham gia kiểm tra cơng tác an tồn tuần và triển khai các vấn đề tồn tại đã được kiểm tra đến nhà thầu.

+ Phối hợp với CBAT của TVGS trong các vấn đề liên quan đến kế hoạch. + Lập kế hoạch thực hiện các công tác huấn luyện HSE.

+ Đôn đốc, kiểm tra và làm báo cáo các vấn đề HSE hàng ngày trên công trường.

+ Dừng bất kỳ cơng việc nào có nguy cơ, rủi ro mất an tồn với sự phán quyết của mình và đưa các giải pháp rồi thông báo cho Trưởng BQLDA, trưởng bộ phận an toàn.

+ Lưu giữ hồ sơ HSE của dự án.

+ Thực hiện các công việc khác về công tác HSE khi được Trưởng BQLDA hoặc Trưởng bộ phận an toàn dự án giao nhiệm vụ và ủy quyền.

- Cán bộ kỹ thuật BQLDA:

+ Tuân thủ quy định an toàn chung của dự án

+ Phối hợp với cán bộ an toàn Ban kiểm tra biện pháp thi công từng hạng mục cơng việc của nhà thầu có biện pháp an tồn phù hợp.

+ Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng phải đồng thời nghiệm thu cơng tác an tồn.

+ Trong quá trình giám sát thi cơng tại hiện trường phát hiện thấy nguy cơ mất an tồn u cầu nhà thầu dừng thi cơng và thơng tin, phối hợp với an tồn Ban khắc phục kịp thời phịng tránh rủi ro gây tai nạn lao động.

+ Kiêm nhiệm về công tác ATLĐ-VSLĐ trong phạm vi tòa nhà hay khu vực được phân công đảm nhiệm quản lý, giám sát.

2.2.5. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các dự án của công ty

Việc đánh giá công tác quản lý ATVSLĐ tại các dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam thơng qua các vụ TNLĐ sẽ góp phần tích cực để cải thiện được điều kiện và môi trường làm việc. Sau mỗi vụ TNLĐ xảy ra ban QLDA yêu cầu các nhà thầu thi công liên quan họp, điều tra nguyên nhân xảy ra TNLĐ, khắc phục hậu quả, quy trách nhiệm đến tập thể cá nhân vi phạm quy định ATVSLĐ, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ xảy ra tương tự hoặc tái diễn.

Qua số liệu thống kê tại sổ theo dõi TNLĐ trong năm 2017, 2018, 2019 tại 5 dự án: Imperia Garden, Imperia SkyGarden, Valencia Garden, Thạch bàn Lakeside và The Matrix One xảy ra tổng cộng 7 vụ TNLĐ. Nguyên nhân do vật rơi từ trên cao chiếm tỷ lệ cao nhất 3/7 vụ, xấp xỉ 43%; ngã cao 2/7 vụ, xấp xỉ 29% còn lại là vấp ngã và do thiết bị cầm tay chiếm 28%. Về hậu quả khi xảy ra TNLĐ có 7/7 vụ là TNLĐ nặng (chiếm tỷ lệ 100%). Qua bảng 2.1 ta thấy các biện pháp an tồn phịng chống vật rơi và ngã cao phải được ưu tiên hàng đầu tại các dự án thi công xây dựng.

Về BNN, với đặc thù người lao động tại các dự án xây dựng của Công ty làm việc theo mùa vụ hoặc công việc không ổn định do vậy cơ chế khám và phát hiện BNN của các nhà thầu thi cơng khó thực hiện được. Đây cũng là vấn đề mà NSDLĐ cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của người lao động làm việc trong môi trường thi công xây dựng.

Bảng 2.1. Bảng thống kê tình hình tai nạn lao động tại các dự án của Công ty từ năm 2017-2019

STT Năm Dự án xảy ra TNLĐ

Nguyên nhân

xảy ra TNLĐ Hậu quả

1 2017 Imperia

Garden Vật rơi từ trên cao Chấn thương phần đầu 2 2017 Imperia Sky

Garden Vấp ngã Chấn thương phần chân

3 2017 Valencia

Garden Ngã cao Gãy chân

4 2018 Imperia

Garden Vật rơi từ trên cao Vết thương phần vai 5 2018 Imperia Sky

Garden Vật rơi từ trên cao Vết thương bàn chân phải 6 2019 Thạch bàn

Lakeside Ngã cao Chấn thương phần đầu 7 2019 The Matrix

One Do máy cắt sắt Vết thương ngón I, chân phải

(Nguồn: Phịng Kiểm sốt Chất lượng -Tiến độ)

2.2.6. Cơng tác huấn huyện an tồn vệ sinh lao động

Công tác huấn luyện ATVSLĐ là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch AT&SKNN của dự án. Các thành phần được huấn luyện người lao đồng trước khi tuyển dụng vào dự án làm việc, khách tham quan, liên hệ công tác. Chịu trách nhiệm huấn luyện là cán bộ an toàn nhà thầu.

Nội dung huấn luyện là: Chính sách an tồn và sức khỏe; nội quy, quy định của công trường; ưng cứu sự cố khẩn cấp; quy định cấp phát và sử dụng PTBVCN; vệ sinh mơi trường; an tồn điện; PCCN, làm việc trên cao, trên giáo và thang...

Giám sát hiện trường, Tổ trưởng phải thường xuyên trực tiếp họp nhóm nhỏ với cơng nhân để họ nắm bắt được các thơng tin an tồn trên công trường

diễn ra từng ngày tại nơi họ đang làm việc. Họp an tồn trên cơng trường phải được tiến hành hàng tuần gồm tất cả các giám sát, cán bộ AT và công nhân, cuộc họp kéo dài khoảng 30 phút.Huấn luyện phân tích rủi ro thi cơng được tổ chức trước khi bắt đầu cơng việc để cung cấp huấn luyện an tồn chuyện biệt cho từng công tác cụ thể. Mục tiêu của công tác huấn luyện trước hết để người lao động hiểu biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong cơng tác an tồn theo quy định của nhà nước Việt Nam, sau đó họ hiểu được rõ ràng các cơng việc, quy trình làm việc an tồn, quy trìn thi cơng tại dự án.

Ngồi ra, các khóa đào tạo an tồn theo cơng việc được tổ chức cho những công nhân ở các lĩnh vực như: Cẩu và việc móc cẩu, Hàn cắt, giàn giáo, điện cũng được thực hiện. Nội dung, chương trình huấn luyện sẽ được thiết lập phù hợp với các hoạt động linh hoạt thực tế trên công trường. Việc lưu hồ sơ tất cả các khoá huấn luyện an toàn chuyên biệt sẽ do kỹ sư phụ trách an toàn nhà thầu thực hiện. Cán bộ an toàn của ban QLDA theo dõi giám sát mọi hoạt động trong công tác huấn luyện của nhà thầu thi công.

Hình 2.1: Huấn luyện và phổ biến an tồn lao động trên công trường dự án The Matrix One Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tuy nhiên, qua thống kê công tác huấn luyện ATVSLĐ tại các dự án trong trong quý 1 năm 2020:

- Dự án The Matrix One, Quận Nam Từ Liêm, HN (520 lao động) - Dự án Thạch Bàn Lakeside, Quận Long Biên, HN (245 lao động) - Dự án Imperia Smart City, Quận Nam Từ Liêm, HN(430 lao động) Thông qua ghi chép tại sổ thống kê, biên bản tham gia huấn luyện định kỳ trên tổng số 1195 lao động, số CBCN tham gia huấn luyện đầy đủ chỉ được 70 %, số CBCN thỉnh thoảng tham gia 20 % và số CBCN không tham gia huấn luyện 10%. Qua đánh giá, việc không tham gia huấn luyện, hoặc huấn luyện khơng thường xun có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do thiếu sự đôn đốc, quán triệt thường xuyên của các giám sát an toàn của các thầu phụ, tổ đội thi cơng, thậm chí cán bộ giám sat cịn khơng tham đầy đủ các buổi huấn luyện định kỳ. Nguyên nhân khách quan là số công nhân làm việc ca đêm không tham gia được huấn luyện định kỳ vào buổi sáng hoặc công việc thi công trên công trường không ổn định phải tạm nghỉ chờ việc…

70% Huấn luyện đầy đủ 20 % Thỉnh thoảng huấn luyện 10 % Không huấn luyện 10% 20% 70%

Biểu đồ 2.1. Kết quả thống kê về tham dự các buổi huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ của các dự án

2.2.7. Thực trạng trạng bị và cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân tại các dự án các dự án

Về trang cấp PTBVCN cho người lao động, Công ty cổ phần Tập đoàn MIK Group Việt Nam yêu cầu các nhà thầu thi công tại các dự án cấp phát đúng và đủ theo quy định. PTBVCN cơ bản bao gồm: Giày bảo hộ, mũ bảo hộ và áo phản quang. NLĐ khi được cấp PTBVCN phải ký tên vào sổ theo dõi cấp phát PTBVCN và có trách nhiệm bảo quản giữ gìn trong quá trình sử dụng. Nhà thầu có trách nhiệm đào tạo và yêu cầu nhân viên phải đeo thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp được duy trì trong tình trạng tốt, người lao động không bắt đầu công việc cho đến khi trang bị thiết bị bảo vệ thích hợp được trang bị đầy đủ ở tất cả các thời điểm, trong khi làm việc trên công trường.

Tuy nhiên, việc sử dụng đầy đủ PTBVCN trong suốt thời gian thi công tại công trường của người lao động còn nhiều bất cập và hạn chế. Về quần áo BHLĐ chưa đáp ứng về chất lượng, khi mặc chưa đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đơng. Đối với dây an tồn, tại các dự án yêu cầu sử dụng dây an toàn toàn thân khi người lao động làm việc trên cao nhưng tính thẩm mỹ và tiện lợi cho người sử dụng thì chưa cao, trong khi đó cơng nhân làm việc phải di chuyển, mang vác thường xuyên thường cho là gây vướng víu trở lên phản tác dụng. Chính vì điều này mà việc kiểm soát người lao động sử dụng đầy đủ, triệt để PTBVCN là không dễ dàng.

2.2.8. Họp, trao đổi thơng tin An tồn vệ sinh lao động

Họp, trao đổi thông tin về an toàn vệ sinh lao động được suyên suốt trong quá trình thi cơng tại dự án.

Quản lý an tồn đại diện chủ đầu tư sẽ chủ trì cuộc họp an tồn tuần với sự tham gia của an toàn đơn vị TVGS, Tổng thầu và nhà thầu thi công. Nội dung cuộc họp là các vấn đề tồn tại trong tuần được nêu ra kể cả công tác hiện trường và hồ sơ pháp lý an toàn. Cộc họp sẽ được ghi vào biên bản để gửi cho các bên có trách nhiệm thực hiện.

Nhà thầu thi cơng tổ chức họp an tồn tổng thể trên cơng trường được tiến hành hàng tuần, thành phần tham gia gồm tất cả các giám sát kỹ thuật, cán bộ an tồn và cơng nhân tham gia thi công ở thời điểm hiện tại, cuộc họp an toàn kéo dài khoảng 30 phút.

BCH nhà thầu tổ chức cuộc họp an tồn hàng tuần có sự tham gia của phịng an tồn cấp cơng ty (nếu có), phổ biến nội dung, kế hoạch an tồn, những hành động an toàn - khơng an tồn trong tuần qua và các biện pháp xử lý khắc phục hậu quả…Kế hoạch họp an toàn được nhà thầu tổ chức vào cuối tuần.

Hình 2.2. Một cuộc họp của nhà thầu thi công tại dự ánImperia Smart City, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả

2.2.9. Cơng tác kiểm tra an tồn vệ sinh lao động

Nội dung kiểm tra an toàn hiện trường thi công là hành động không thể thiếu trong công tác quản lý ATVSLĐ, qua kiểm tra sẽ phát hiện những thiếu sót, tồn tại trong q trình thi cơng của nhà thầu, việc thực hiện các biện pháp thi cơng an tồn, việc chấp hành các nội quy quy định người lao động, các

công việc sử dụng máy máy móc thiết bị, làm việc trên cao, an toàn điện, PCCN, an toàn sử dụng điện…

Dựa trên tiến độ thi công đã được lập, cán bộ an tồn nhà thầu thi cơng đều kiểm sốt an tồn các hoạt động trên cơng trường. An tồn nhà thầu, hoặc giám sát kỹ thuật được giao có trách nhiệm kiểm tra hoạt động thi công trên cơng trường vị trí mình phụ trách phát hiện những nguy cơ mất an toàn các khu vực nguy hiểm hiện hữu như: mép biên các sàn thi công, lỗ mở hộp kỹ thuật, lõi thang, lắp đặt giáo bao che, giáo chống sàn, hệ thống chống vật rơi. Khi đó, cán bộ an toàn TVGS kiểm tra hàng ngày mọi vẫn đề liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại công ty cổ phần tập đoàn MIK group việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)