Làm việc trên cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại công ty cổ phần tập đoàn MIK group việt nam (Trang 78 - 82)

Chương 1 TỔNG QUAN

3.2. Giải pháp về kỹ thuật

3.2.1. Làm việc trên cao

Công việc trên cao được mô tả là công việc được tiến hành ở vị trí “khơng tiếp xúc với mặt đất”. Thơng thường cơng việc này có sử dụng giàn giáo, thang, vận thăng, giàn cần cẩu hoặc trực tiếp đứng trên các sàn nhà cao tầng để thực hiện thi công lắp ghép cốp pha, cốt thép, đổ bê tơng, xât trát, hồn thiện…Nhiều hoạt động cần phải làm việc trên cao, nghĩa là làm việc ở độ cao từ 2m trở lên so với mặt đất.Điểm nổi bật hữu ích khi quan tâm đến thực tế là có thể đối với nhiều người có nhiều hoặc ít kinh nghiệm khi làm việc trên cao thì đều cần tiến hành công việc theo những qui trình thiết yếu sau: lên kế hoạch phù hợp, hướng dẫn, đào tạo và giám sát.

3.2.1.1. Mối rủi ro cơ bản

Những rủi ro chính khi làm việc trên cao là ngã cao và các vật rơi có nguy hiểm cho cả những người đang làm việc trên cao và những cơng việc khác phía dưới.

3.2.1.2. Biện pháp chính phịng tránh ngã cao và vật rơi

Các biện pháp này có sự trùng hợp giữa phịng tránh ngã cao và vật rơi từ trên cao. Một số biện pháp kiểm soát được cả hai chức năng giúp phòng tránh được cả hai rủi ro trên.Các biện pháp kiểm soát được sử dụng trong các tình huống khác nhau, có nhiều cấp độ để thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Trước tiên là cung cấp các thiết bị bảo vệ cơ thể để phòng tránh ngã cao. Lối đi lại và vị trí làm việc phải có cấu tạo chắc chắn và có thể đỡ được người và vật phục vụ cho cơng việc an tồn. Lan can, tấm chắn chân, phên che đậy các lỗ mở, hộp kỹ thuật trên sàn nhà hoặc các phương tiện bảo vệ khác cần được lắp đặt ở bất cứ độ cao nào người làm việc có thể bị ngã. Những khu vực không thể lắp đặt các biện pháp bảo vệ hoặc công việc được tiến hành trong thời gian ngắn, hoặc khó có thể thực hiện các giải pháp thì cần phải sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân có thể chống rơi như dây cứu sinh hoặc ghế treo. Nếu vì những lý do tương tự mà các biện pháp này không thể áp dụng được thì xem xét đến thiết bị chống rơi như: dây an toàn toàn thân hoặc lưới an toàn với các thiết bị phụ trợ. Một số các giải pháp phòng chống ngã cao và vật rơi là:

- Sử dụng sàn thao tác:

+ Sàn thao tác cần đủ rộng để cho phép người đi lại thoải mái và sử dụng thiết bị và vật tư một cách an toàn.

+ Sàn thao tác phải đủ sức chịu được tải trọng tác động lên bao gồm: người, thiết bị, vật tư và không được chất quá tải. Tấm ván sàn không được khuyết tật như: gỗ mục, vết nứt rộng, đầu ván chồng lên nhau và liên kết không chắc chắn.

+ Kết cấu khung đỡ phải đảm bảo đủ cứng và ổn định. Độ cứng và độ ổn định phải được quyết định từ giai đoạn thiết kế và được kiểm tra định kỳ. Bề mặt phải được ghép ván kín khít tránh các khoảng hở có thể dẫn đến rủi ro vấp ngã và vật liệu lọt qua. Cần xem xét đến điều kiện thời tiết để tránh làm cho bề mặt đi lại trơn trượt thì rủi ro vấp ngã có thể tránh được.

- Lắp đặt rào chắn, lan can cứng:

+ Rào chắn cần được lắp đặt cho các hố đào, gần mép mái, xung quanh khu vực có cơng việc trên cao và các khu vực tương tự khác. Nắp đậy lỗ hoặc rào chắn phải ln được duy trì tại khu vực có sàn hở.

+ Tất cả các lỗ hoặc sàn hở hoặc lỗ thơng tầng cần phải có nắp đậy hoặc rào chắn ngay lập tức.

+ Không được tồn trữ vật tư hoặc thiết bị trên các tấm đậy lỗ. - Sử dụng thang:

+ Thang tre phải đượcphê duyệt trước khi sử dụng + Phần kế sát ngay điểm tựa thang phải được cột chặt. + Chân thang phải mở hoàn toàn và đặt trên mặt phẳng.

+ Cần đứng cả hai chân trên bậc thang khi tiến hành công việc trên thang. + Không dùng bậc thang trên cùng làm sàn thao tác.

+ Thang phải có độ dài thích hợp, vượt ít nhất điểm tiếp xúc trên 1m và trong điều kiện làm việc tốt.

+ Khu vực xung quanh chân thang khơng có chất gây trượt và các rủi ro vấp ngã.

+ Ưu tiên sử dụng thang gỗ. Đối với thang bằng vật liệu sợi thủy tinh thì phải được phê duyệt của CBAT BQLDA hoặc hoặc chỉ huy trưởng cơng trình nhà thầu trước khi sử dụng.

- Sử dụng giàn giáo:

Yêu cầu tại dự án chỉ sử dụnggiàn giáo ống tuýp tráng kẽm và giàn giáo chữ H bằng thép có tiêu chuẩn an toàn của nhà sản xuất và theo “TCXDVN 296:2004: Giàn giáo-các tiêu chuẩn về an tồn”, khơng sử dụng giàn giáo bằng tre, gỗ và các loại giàn giáo lắp ghép bằng vật liệu khác. Đối với những công việc lắp đặt giáo bao che sử dụng giàn giáo chữ H và ống tuýp, lắp đặt giáo di động chỉ sử dụng giáo chữ H. Sử dụng giàn giáo phải tuân thủ các yêu cầu dưới đây:

+ Yêu cầu có thang lên xuống, lan can tay vịn, lan can giữa và tấm chắn chân.

+ Nền đất phẳng, chắc chắn hoặc có bệ đỡ cứng vững dưới hệ giáo. + Chân đế đặt xa khu vực đào đất, cống rãnh, lỗ cống.

+ Khung giáo được lắp đặt thẳng đứng, thanh chéo và giằngđầy đủ. + Tất cả thanh giàn giáo, mâm, và thang trong điều kiện tốt, không bị cong, nứt.

+ Sàn thao tác lót mâm kín khít, khơng có khoảng trống giữa các mâm. + Tay vịn và khung bảo vệ được lắp trên sàn thao tác được buộc chặt. + Giàn giáo di động có bánh xe chỉ được sử dụng khi được phê duyệt bởi CBAT Ban QLDA hoặc chỉ huy trưởng công trình nhà thầu.

+ Khơng được xơ ngã giàn giáo, giàn giáo phải được tháo rời trước khi chuyển đi.

+ Tồn bộ giàn giáo phải được khóa hoặc cột lại cứ mỗi 5m. Neo hoặc giằng giàn giáo di động cứ mỗi 10m.

+ Phải dùng thang để lên xuống giàn giáo không được leo trèo trên các thanh giằng giáo.

+ Các lối đi hiện hữu như (cầu thang, lối đi, thang) trống trãi.

+ Cơng nhân phải đeo dây an tồn tồn thân, móc dây an tồn vào điểm chắc chắn, khơng móc vào giàn giáo (nếu có thể).

+ CBAT nhà thầu phải kiểm tra chất lượng giàn giáo ngay khi đưa giàn giáo đến công trường với sự giám sát của CBAT BQLDA để loại bỏ những giàn giáo bị lỗi (móp méo, cong vênh) hoặc khơng đạt chuẩn trước khi sử dụng.

- Phịng tránh vật rơi.

Như chúng ta đã đề cập trong phần đầu liên quan đến mụ c đích chính là phịng tránh rơi vật. Mục đích này có thể đạt được bằng cách:

+ Không chất vật liệu gần các cạnh biên, đặc biệt là các biên khơng được che chắn bảo vệ.

+ Lót ván kín sàn thao tác – giảm thiểu khe hở giữa các ván sàn để vật liệu không thể lọt qua.

+ Sử dụng vận thăng để vận chuyển vật liệu lên cao thay cho việc khuân vác.

+ Sử dụng vận thăng để đưa người lên xuống thay cho việc phải leo trèo. + Cơng nhân làm việc trên cao có trang bị dụng cụ (chìa khóa, kìm, tua vít,...) phải đựng trong túi vải hoặc cột chặt vào cơ thể, có biển báo, cảnh báo khu vực bên dưới.

+ Những khu vực không thể thực hiện được các biện pháp an toàn này hoặc khơng thể loại bỏ được những rủi ro thì các biện pháp dưới đây cần được áp dụng để bảo vệ người lao động ở bên dưới tránh được vật rơi bằng cách có phần bảo vệ vật rơi phía trên khi có lối đi lại phía dưới, lót ván, mâm kín trên mặt giàn giáo, lưới an toàn để hứng vật rơi hoặc qui định vùng cấm vào để cảnh báo người tránh xa khu vực vật rơi, tuy nhiên các vùng này phải được kiểm sốt chặt chẽ.

Hình 3.7: Hệ giáo bao che và gangform phòng chống vật rơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và đề xuất các giải pháp quản lý cải thiện môi trường và điều kiện làm việc tại công ty cổ phần tập đoàn MIK group việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)